当前位置:首页 > Thể thao

Bị vợ Trần Thiện Thanh phản ứng, Đức Tuấn: Tôi không sửa lời 'Hoa trinh nữ'_soi kèo freiburg

Bài "Hoa trinh nữ" do Đức Tuấn thể hiện gây tranh cãi: 

- Anh phản hồi gì về nghi vấn sửa lời bài “Hoa trinh nữ” đang gây tranh cãi gần đây?ịvợTrầnThiệnThanhphảnứngĐứcTuấnTôikhôngsửalờiHoatrinhnữsoi kèo freiburg

Không riêng nhạc Trần Thiện Thanh mà hầu như các nhạc sĩ xưa đều không phát hành bản chép nhạc nào gọi là chính thức. Nhờ theo đuổi vụ tranh chấp bản quyền nhạc Trần Thiện Thanh nhiều năm qua mà tôi biết vụ việc đã chính thức được giải quyết. Vì thế, tôi cũng là ca sĩ chuyên nghiệp đầu tiên phát hành album nhạc Trần Thiện Thanh ra thị trường.

Về lý do chọn lời “Tôi chỉ là người khách phong trần”, tôi khẳng định hoàn toàn không có chuyện tự ý sửa lời nhạc của ai cả. Tôi còn giữ bản thu gốc của chính tác giả bài “Hoa trinh nữ” là Trần Thiện Thanh để tham chiếu. Và ông đã hát “Tôi chỉ là người khách phong trần” trong bản thu bài “Hoa trinh nữ” gần như là cuối cùng của mình.

Tôi từng làm việc trực tiếp với nhiều nhạc sĩ lớn như Phạm Duy, Nguyễn Ánh 9, Vũ Khanh… Tôi biết rằng họ luôn mong muốn nhạc phẩm của mình càng phổ biến rộng rãi càng tốt. Nhạc sĩ Vũ Thành An từng chủ động sửa lời bài hát nhiều lần để phù hợp hơn. Trong vô vàn phiên bản của bài “Hoa trinh nữ”, tôi khẳng định không ngại hát lời “Tôi chỉ là người lính xa nhà”, nhiều bài tôi từng hát có nhắc chữ người lính trong đó rất bình thường. Nhưng tôi chỉ chọn bản thu phù hợp nhất với mình để hát theo.

Không chỉ bài “Hoa trinh nữ”, bài “Chiếc áo bà ba” mà tôi hát cùng cô Hương Lan cũng chuẩn bị “dậy sóng” đây! Là người gắn bó với nhạc Trần Thiện Thanh, cô Hương Lan biết một bản thu chính thức bài “Chiếc áo bà ba” của cố nhạc sĩ rất khác với những gì chúng ta từng nghe, biết về bài hát này. Và chính cô đã đề nghị tôi thu âm bản “Chiếc áo bà ba” này.

- Nếu chị Mỹ Lan đề nghị ngưng lưu hành bài hát như ý định chị ấy từng tiết lộ thì sao?

Tôi chưa từng phản ứng nếu đó không phải là tin chính thức. Chuyện nhạc xưa “tam sao thất bản” là rất bình thường. Nếu chị Mỹ Lan gọi điện thoại hay gửi mail chính thức thì tôi sẽ phản hồi. Còn đằng này mọi thứ chỉ là tin đồn thì tôi không có gì để trả lời. Tôi nghĩ mọi người đang đẩy vụ việc đi quá xa chứ bản chất vấn đề không có gì cả. Tôi và ekip đã làm mọi thứ hợp pháp nên không có gì phải lo lắng.

{keywords}
Album "Một ngày ta được yêu", Đức Tuấn hát Trần Thiện Thanh, được phát hành đúng ngày Valentine Trắng. 

- Anh có buồn khi sản phẩm tâm huyết của mình bị phản ứng gay gắt như vậy?

Tôi đã lường trước điều này vì có nhiều người thích Bolero kiểu cũ sẽ phản ứng cực đoan. Nửa đời người, tôi nhận đủ phản ứng kiểu đó rồi, như hồi hát nhạc Phạm Duy, Phạm Đình Chương. Tôi được nhìn nhận là thế hệ gần nhất hát nhạc bác Phạm Duy thành công nhất, nhưng người nghe vẫn có lý riêng của họ. Thậm chí, họ mặc kệ bác Phạm Duy nói gì, cứ thích là phản ứng thôi, tôi quen như cơm bữa.

Nếu bạn không phải ở tâm điểm, mọi người sẽ không thèm phản ứng với bạn làm gì. Trên thị trường có nhan nhản bản thu sai lời, phá cách, có ai nói gì đâu? Nên việc các bản thu của mình gây xôn xao, với tôi là tín hiệu rất lạc quan. Phản ứng của lớp khán giả cũ phần nào gây sự chú ý cho lớp khán giả mới.

Tôi cũng xin lỗi nếu các bản thu của mình không hợp tai lớp khán giả cũ, mong họ sẽ đi tìm nghe các bản khác. Cá nhân tôi nhắm tới đối tượng khán giả hiện đại, cởi mở và tư duy không có định kiến.

- Vì sao anh luôn cố nhấn mạnh chữ “sang – sến” khi đây là vấn đề rất nhạy cảm?

Tôi không thích gọi là chữ Bolero, tôi chỉ thích gọi là nhạc sến. Hồi xưa, người ta chỉ gọi nhạc sang – nhạc sến. Tôi nghe nhạc sến từ nhỏ và luôn thấy rằng chỉ có chữ “sến” thể hiện chính xác bản chất của dòng nhạc này. Hồi đó, tôi từng nghĩ nhạc Trần Thiện Thanh chẳng sến chút nào nhưng không hiểu vì sao người ta cứ thích hát rền rĩ. Tôi đã luôn muốn lớn lên mình sẽ hát lại theo cách nào đó khác đi.

Nhiều người nói tôi ra đĩa để khẳng định mình có thể hát nhạc sến. Thực tế, tôi chẳng khẳng định gì cả. Thứ âm nhạc này đã gắn liền với tuổi thơ, tâm tư tình cảm và cả sinh lý, kỹ thuật hát của tôi từ đó đến giờ. Đó là Đức Tuấn rất chân thật.

Đã đến lúc dẹp bỏ những rào cản, định kiến để các nhạc phẩm đến với công chúng rộng rãi hơn. Tôi không làm đĩa này cho những ai trung thành với cách hát cũ. Tôi cũng không bức tử nhạc sến như những nhận xét cực đoan dành cho mình những ngày vừa qua.

{keywords}
Đức Tuấn không quan tâm bị nhận định là ca sĩ nhạc sang hay sến.

- Lúc thu âm, có bao giờ anh tự đặt ra yêu cầu phải hát sao cho “sang” hơn?

(cười) Thật ra, tôi hát nhạc ai, nhạc gì cũng đều ra một kiểu là nhạc Đức Tuấn cả. Đó là cá tính âm nhạc không lẫn đi đâu được. Tôi chưa từng nói mình là ca sĩ hát nhạc sang, mọi người thích xếp tôi vào nhóm ca sĩ nào cũng được, không quan trọng.

Còn bản thân tôi thích nhạc sến như vừa nói ở trên, hát nhạc sến rất nhiều chứ không chỉ riêng Trần Thiện Thanh. Nhạc kiểu sến, dân ca hay những bài mang âm hưởng Nam Bộ tôi đều thích.

Nên tôi không ngại khi nhắc nhạc “sang – sến”. Không nhạc nào kém quan trọng hơn cả, có sang phải có sến thì âm nhạc mới trọn vẹn. Ai nói tôi hát sến cũng được nên chẳng có lý do gì tôi phải cố hát cho sang lên.

Chỉ trong vài tháng, anh đã ra liên tục 1 MV, 2 album. Tiền đâu anh làm sản phẩm dồn dập như thế?

- Nếu thu nhập không hiệu quả, chắc chắn tôi không làm được sản phẩm liên tục kiểu này. Album nhạc Trần Thiện Thanh tính hết khoảng hơn 500 triệu thôi. Anh cứ chờ xem, trong năm nay tôi sẽ còn vài sản phẩm ‘bom tấn’ được đầu tư rất lớn nữa. Trước mắt là một MV tiền tỷ và một album nhạc sến nữa.

Ở Việt Nam, nhạc sĩ giỏi nhiều lắm. Trong khi đó, nhiều bài rất hay mà không ai biết do ai sáng tác. Có một thực tế rằng khán giả không bao giờ biết đầy đủ tất cả bài hát của một nhạc sĩ. Đó là lý do tôi thích khai thác âm nhạc kiểu tác giả - tác phẩm. Cả cuộc đời một tác giả có thể chỉ có 2 – 3 bài hit, nhưng bài hay thì rất nhiều và chúng đang nằm đâu đó trong sự nghiệp sáng tác của họ. Tôi đã luôn trăn trở làm sao để giới thiệu tất cả bài hay của các nhạc sĩ đã bị khán giả bỏ quên trong suốt mấy chục năm qua.

 

 
Cách đây vài ngày, ca sĩ Mỹ Lan (vợ cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh) viết trên trang cá nhân: "Mình không đồng ý với Đức Tuấn sửa lời dù chỉ 2 chữ vì nghe xong đã làm thay đổi ý nghĩa bài hát. "Lính xa nhà" là tác giả đã gợi lên hình ảnh người lính dầm mưa ngoài chiến trường nhưng vẫn nhớ đến người yêu phương xa qua hình ảnh hoa trinh nữ. Khi sửa lời đã làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của bài hát thì không thể chấp nhận được”.
Ngoài ra, bà cũng đang cân nhắc việc yêu cầu phía Việt Nam cấm lưu hành bài hát này và thông báo cho bên Youtube biết lên quan đến tác quyền.  

 



Gia Bảo

Đức Tuấn: Phú Quang cho cát-xê bao nhiêu, tôi lấy bấy nhiêu

Đức Tuấn: Phú Quang cho cát-xê bao nhiêu, tôi lấy bấy nhiêu

 - Nam ca sĩ không bận tâm vụ nhạc sĩ Phú Quang lời qua tiếng lại về cát-xê với ‘nàng thơ’ Ngọc Anh hồi đầu năm. 

分享到: