Hàng loạt giải pháp giúp TP HCM xóa nhà “ổ chuột” nhưng không tốn đồng nào từ ngân sách đã được các chuyên gia hiến kế.
Ngày 28-11,ócáchxóaổchuộtkhôngcầnngânsákèo tỷ lệ bóng đá Hội Kiến trúc sư (KTS) TP HCM tổ chức hội thảo “Nhà ở trên kênh rạch TP HCM, thực trạng và giải pháp”. Nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế đô thị đã hiến kế cho chính quyền TP sớm hoàn thành mục tiêu chỉnh trang đô thị trong điều kiện ngân sách đang giảm.
GS-TS - KTS Nguyễn Trọng Hòa cho biết trước thực trạng ngân sách nhà nước ngày càng eo hẹp, nguồn vốn vay ODA khó khăn, TP không còn cách nào khác là phải xây dựng những chính sách phù hợp để kêu gọi đầu tư sao cho hiệu quả nhất. “Nếu cho doanh nghiệp (DN) đứng ra chọn việc cải tạo chung cư cũ hay những dự án xóa nhà ven kênh rạch thì tôi tin chắc DN sẽ chọn chung cư cũ để đầu tư vì với chính sách hiện nay thì lợi nhuận khi tham gia cải tạo chung cư cũ (nhất là các chung cư ở khu “đất vàng” - PV) là nhìn thấy ngay; còn cải tạo chỉnh trang dự án nhà ven kênh rạch thì vẫn chưa nhìn thấy được lợi nhuận” - GS-TS-KTS Hòa nói thẳng.
Các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế đô thị đã đưa ra nhiều giải pháp để xóa bỏ những căn nhà ven kênh rạch mà không cần kinh phí từ ngân sách |
Do đó theo ông Hòa, nếu muốn di dời các căn nhà lấn chiếm kênh rạch, nhà ven kênh rạch thì phải khai thác quỹ đất hai bên đường mới thu hút được nguồn vốn từ DN tư nhân. Cụ thể, thay vì chỉ giải tỏa đến ranh ở nơi dự định làm đường thì giải tỏa thâm hậu thêm để tạo quỹ đất dự trữ. Có nguồn đất này, chúng ta tiến hành bán đấu giá để thu hồi nguồn vốn đã đầu tư. Phương thức này từng thực hiện thành công đối với dự án đường Nguyễn Hữu Thọ (huyện Nhà Bè). Lúc đó, chính quyền TP ngoài việc giải tỏa mặt đường còn mở rộng thêm 75 m, tạo nên quỹ đất gần 90 ha trên địa bàn 2 xã Phước Kiểng và Nhơn Đức. Theo mô hình này, tổng vốn bỏ ra 429 tỉ đồng, sau đó lấy đất đấu giá thu trên 466 tỉ đồng. Mô hình này hoàn toàn có thể áp dụng với việc xóa nhà ven kênh rạch. Khi đó bảo đảm không tốn một đồng ngân sách.
KTS Ngô Viết Nam Sơn cho hay để tăng thêm tiền dôi dư từ quỹ đất sau giải tỏa, quy hoạch cải tạo kênh rạch, TP không nên máy móc làm hành lang bờ kênh bảo đảm tiêu chuẩn. Bởi theo quy định, không gian hành lang bảo vệ là 20-30 m đối với kênh rạch là quá phí, không cần thiết. Tại sao không tận dụng diện tích đất đó để cho tư nhân thuê kinh doanh. “Tôi đi khảo sát ở các nước châu Âu, có những đoạn kênh họ giữ luôn cảnh quan công trình cũ để tạo nét văn hóa riêng” - KTS Ngô Viết Nam Sơn chia sẻ và đề nghị: Nên có sự điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch và UBND TP đồng ý cho các chủ đầu tư tự sáng tạo việc chỉnh trang.
Đồng quan điểm, TS Nguyễn Thiềm cho biết TP HCM nên bãi bỏ Quyết định 150/2004/QĐ-UB về quản lý hành lang sông rạch. “Đây là quyết định gây cản trở việc chỉnh trang đô thị TP” - TS Thiềm nhìn nhận và dẫn chứng: Theo điều chỉnh quy hoạch chung, khu vực ven kênh Đôi với đường Phạm Thế Hiển sẽ là hành lang giao thông, cây xanh phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân quận 8. Nhìn lại từ góc độ cảnh quan, phương án này khá đơn điệu vì chỉ có cây xanh hay mảng xanh suốt chiều dài kênh. Ở góc độ kinh tế, phương án này không mang lại hiệu quả vì đầu tư quá lớn, quá lãng phí quỹ đất. Ở Nhật Bản, bên nhiều đoạn nhà cao tầng nằm sát bờ kênh, chỉ dành một đường đủ cho người đi bộ và người sử dụng tàu thuyền lên xuống, còn tầng trệt các tòa nhà cao tầng là không gian chuyển tiếp giữa sông, rạch và không gian đường phố xung quanh. Nhìn vừa đẹp vừa tiện và vừa kinh tế.
Đặc biệt, TS Thiềm cho rằng nếu khai thác diện tích mặt nước lên tới 20 m trên bờ kênh làm dịch vụ bến bãi, neo đậu tàu thuyền và ăn uống giải trí thì chắc chắn con kênh như kênh Đôi, Tẻ sẽ là “gà đẻ trứng vàng”.
Lãnh đạo TP đánh giá cao những giải pháp mà chuyên gia đưa ra. Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP, cho rằng để việc quy hoạch hiệu quả, sắp tới, Sở Xây dựng TP kết hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc “đặt hàng” nhiều đơn vị tư nhân, KTS để tổng hợp những giải pháp tốt nhất.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Tất Thành Cang khẳng định lãnh đạo TP luôn tâm niệm làm sao để đời sống người dân ven kênh rạch ngày càng chất lượng. Theo đó, sẽ ghi nhận những ý kiến đóng góp của các chuyên gia để sắp tới đưa ra những giải pháp tích cực và hiệu quả hơn.