"Đoản khúc mùa" và "Chúng mình đi nhặt heo may"_kqbd cska moscow

时间:2025-01-12 12:12:30来源:Xổ số 88作者:Cúp C2

Tình cờ tôi được gặp tiến sỹ khoa học (TSKH) Nguyễn Ngọc Hải. Ông từng có thời gian dài học tập và bảo vệ luận án tiến sỹ ở nước ngoài,ĐoảnkhúcmùaquotvàquotChúngmìnhđinhặkqbd cska moscow từng là giảng viên cao cấp về quản trị doanh nghiệp, chuyên gia tư vấn dự án. Điều này làm tôi kính trọng. Nhưng vui hơn, biết ông còn là một nhà thơ.

Năm 2024 này, nhà thơ Hải Nguyễn (bút danh văn học của Nguyễn Ngọc Hải) trình làng cùng một lúc hai tập thơ Đoản khúc mùaChúng mình đi nhặt heo may, Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Nếu dùng mỹ từ thì đó là hai đứa con tinh thần, song sinh.

Đoản khúc mùagồm 84 bài thơ, Chúng mình đi nhặt heomay gồm 92 bài thơ. Tên hai tập thơ cho cảm nhận trực quan cảm xúc vụt hiện, nghiêng về trữ tình. Đúng là đề tài chủ yếu trong hai tập thơ là trữ tình, trong đó có tình yêu; nhưng cả hai tập thơ đều có thơ thế sự, thơ thân phận.

Hay nói cách khác, 176 bài thơ ở trong hai tập mà những lát cắt tâm hồn, những rung chấn từ đời sống, cùng đời sống trong trái tim của nhà khoa học Nguyễn Ngọc Hải.

Đoản khúc mùa và Chúng mình đi nhặt heo may - 1

Bìa 2 tập thơ "Chúng mình đi nhặt heo may" và "Đoản khúc mùa" (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Nào đâu chân cứng đá mềm

Khi em lạc bước giữa miền không anh

Trả nốt nhé, tháng ngày xanh

Những hên xui với mong manh kiếp đời

(Ôi là trận bão người)

Ở tuổi qua "lục thập hoa giáp", Hải Nguyễn hiểu tận gốc rễ triết lý của cuộc sống, bất biến của hư không, vô thường... nên dù viết những bài thơ về tình yêu, thơ ông luôn chất chứa suy tư, ưu tư.

Một thi nhân xưa có nói, cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để thơ bén rễ sinh sôi. Đọc Đoản khúc mùaChúng mình đi nhặt heo maycó cảm nhận, đời sống đã đầy lên trong trái tim Nguyễn Hải, khúc xạ qua tâm hồn ông mà thành thơ.

Hay nói cách khác, thơ Hải Nguyễn bén rễ từ đời sống, giác ngộ nhờ đời sống. Có thể thấy qua các bài thơ Tìm em thời Covid, Vay trả, Đạo và đời, Nợ vay thuế suất cuộc đời, Thơ và đời, Hạn ngạch mùa, Độc thoại với thời gian...

Trong những ngày cả thế giới, trong đó có Việt Nam gồng mình lên để chống dịch Covid-19, Nguyễn Hải còn có những bài thơ Lên chùa mùa dịch đợi anh, Câu hỏi thời Covid-19, Góc quành, mùa dịch gặp em. Đó là những ngày Phố lặng im như thóc, Lọn tóc cong dấu hỏi, Hàng cây ngơ ngác phố phường xót xa... ám ảnh.

Bất giác trong tôi vang lên câu hỏi, thơ không viết về cuộc sống, không thấm đẫm nhân vị thì viết về cái gì? Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa, (Xuân Diệu)

Lửa yêu em nhóm sân chùa

Để sân si cứ trêu đùa thế gian

Luân hồi, táo rụng thật ngoan

Tiếng chuông hớt hải

Chiều toan

Em chờ

(Lên chùa mùa dịch đợi anh)

Viết về dịch dã, nhưng Hải Nguyễn thông qua hiện tượng đời sống, đẩy hiện thực ấy đi xa hơn, để cắt nghĩa về nhân quả, về cân bằng.

Thơ trong trường hợp này, đã trở thành thư ký của trái tim nhà thơ, bài thơ không còn là biên bản của sự kiện mà chính nó là sự kiện.

Đoản khúc mùaChúng mình đi nhặt heo may là hai văn bản của ký ức tâm hồn nhà thơ. Thật vậy, đề tài về quê hương, những ký ức về tuổi thơ, tình yêu thuở tinh khôi khá nổi bật trong thơ Hải Nguyễn.

Đoản khúc mùa và Chúng mình đi nhặt heo may - 2

Nhà thơ, TSKH. Nguyễn Ngọc Hải (bên phải) và tác giả bài viết - Nhà thơ Ngô Đức Hành (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Đêm

Hải Dương thương nhớ cứ đầy vơi

Tôi dắt bóng tôi và em đi về miền đất ấy

Cành Tray già, nơi góc vườn khẽ vẫy

Rạng rỡ bình minh, vươn tay đón em về

(Hải Dương và tôi)

Nguyễn Ngọc Hải sinh ra và lớn lên ở Hải Dương. Miền đất Xứ Đông qua năm tháng chắt chiu, đọng mật trong tâm hồn nhà thơ Hải Nguyễn.

Quê hương, nơi có tổ tiên, ông bà, cha mẹ và cả có em - thôn nữ làm nên những rung chấn đầu đời trong tâm hồn, bất cứ một nhà thơ nào có gốc gác sau lũy tre làng. Hải Nguyễn không ngoại lệ.

"Trong mỗi giấc mơ anh / Trăng luôn tròn chẳng khuyết / Nên câu thơ anh viết / Chưa một lần thiếu em", (Ánh trăng em). Nặng tình, thủy chung, nâng niu lưu giữ ký ức.

Em cười. Giỏ lệch lưng ong

Để cho ai cứ lòng vòng ngõ quê

Dẫu xa vẫn nhớ đường về

Cầu ao ốc bám, triền đê gió lồng

(Gái quê)

Văn là người, là câu nói cũ đến "sờn gáy". Cũng với ý này, tôi thích câu nói của nhà văn, nhà thơ Trịnh Bích Ngân: "Thơ không chịu được sự che đậy... Thơ mang tố chất của một chiến binh. Gan góc phơi bày. Dũng cảm phơi bày. Chân thành phơi bày. Thơ còn mang phẩm hạnh của Tê-rê-sa. Chia sẻ và lặng lẽ hiến tặng".

Hải Nguyễn không giấu mình. Ngược lại, ông chứng minh bản thể thơ nặng ân nghĩa với cuộc đời, tự hào về cố thổ, "Ngày xưa một búi bùi nhùi/ Em sang xin lửa về lùi bếp rơm/ Má hây hây, bé nấu cơm/ Khói lam lặng lẽ mà thơm cả chiều", (Khói bếp xưa). Khói lam làm thơm cả chiều thì hay quá, rất thơ. Đó là thi ảnh sáng tạo, làm ánh lên, bừng lên tứ thơ.

Người làm thơ nói chung, nhà thơ chuyên nghiệp nói riêng, giàu hơn ai hết về sự cô đơn. Họ nói chuyện cùng cô đơn, đối thoại cùng cô đơn - cô đơn xuất hiện trong thơ như một người bạn để nhà thơ thủ thỉ.

Hải Nguyễn đúng trong trường hợp này. Chính vì thế, ông có các thi phẩm Hỏi, Tự sự, Độc thoại, Độc thoại với thời gian, Hồ Tây chiều vắng em...

Tâm hồn thơ Hải Nguyễn hoang hoải quê hương, nỗi nhớ, chờ đợi. Cuộc sống không dừng lại, "không ai tắm hai lần trên một dòng sông", nhưng với Hải Nguyễn "Chỉ riêng nỗi nhớ thì chưa khác gì", (Hỏi đáp); "Bể dâu sau những khóc cười/ Trong tôi đẫm bóng một thời ngày xưa...", Giấc mơ cậu học trò xưa).

Đoản khúc mùa và Chúng mình đi nhặt heo may - 3

Nhà thơ, Tiến sỹ khoa học Nguyễn Ngọc Hải (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Hải Nguyễn trình làng hai tập thơ đầu tay, nhưng lập tức có dấu ấn. Trong 176 bài thơ ở cả hai tập có thơ tự do, thơ truyền thống (thơ năm chữ, thơ lục bát, có tứ tuyệt...).

Nhà thơ Nguyễn Thế Kiên nhận xét: "Thơ Hải Nguyễn không mới ở thể thức thơ, nhưng trong từng khuôn chữ mang hình hài truyền thống và cổ tích, anh đã làm câu chữ thơ mình cựa động bởi những tìm tòi, gieo ngay trong từng khuông nhịp của mạch thơ lớp lang, tự sự", (Nguyễn Thế Kiên: Duyên thơ mở những cung tình).

Nhà thơ Hải Nguyễn từng băn khoăn về thơ. Tôi nói với ông rằng, thơ không thuộc sở hữu riêng của ai, nhóm người nào, cứ viết đúng lòng mình, cảm xúc không vay mượn thì mới hy vọng chạm đến trái tim người đọc.

Và nữa, "tấm áo" nhà thơ dù rộng đến đâu cũng không thể chứa hết những hạt thơ mà đời "rơi vãi". Cứ nhặt lấy mà sáng tạo!

Không đòi hỏi cao hơn ở một nhà khoa học mới "chân ướt, chân ráo" vào cõi thơ. Nhưng đọc Đoản khúc mùaChúng mình đi nhặt heo may của anh, người yêu thơ có thể tìm thấy những lớp cảm xúc thú vị. Thơ hay là thơ vừa giản dị, vừa xúc động và ám ảnh. Đúng là thơ ca là thứ nghệ thuật của tâm hồn.

Lục bát của Hải Nguyễn, trên nền "trọng luật", "trọng vần" chung có những "đơn vị câu", thi ảnh mới "Cả gan châm lửa đốt trời/ Nhưng nhức hoa gạo, bời bời tháng ba", (Tháng ba).

Nói hoa gạo (mộc miên) thắp lửa đã có nhà thơ dùng, nhưng "châm lửa đốt trời" thì đó là Hải Nguyễn. "Phập phồng bong bóng dầy thưa/ Cái ô chỗ chiếu, chỗ thừa... trời ơi", (Cơn mưa chiều ấy).

Hoặc, "Tóc em xanh đến sững sờ/ Để ngơ ngác gió, để thờ thẫn mây/ Lồng không, chim đã sổ bay/ Bơ vơ chùa vắng/ Giời đày/ Tương tư", (Bơ vơ chùa vắng giời đày tương tư).

Thơ tự do của Hải Nguyễn, không thiếu bài ám dụ, dẫu là thơ về tình yêu.

Em gom những mảnh vỡ

Của cuộc tình xưa vào nỗi nhớ lặng im

Đêm oằn oại tiếng chuông nhà thờ đổ

Chợt buốt nhói ngăn tim

(Đổ vỡ)

Hải Nguyễn viết về cánh đồng, mưa nắng, các mùa, các tháng trong năm. Trong thơ ông, thiên nhiên, thế giới ngoại cảm và thế giới nội tậm của chủ thể trữ tình luôn hòa điệu, trong mối tương thông, tương cảm; thậm chí cộng hưởng trong tâm tồn tạo nên những vẻ đẹp thi ca. Đọc thơ ông, dễ nhận ra thời gian, không gian, song hành đồng hiện.

Đoản khúc mùaChúng mình đi nhặt heo may xác tín rằng, Nguyền Ngọc Hải không chỉ là sở hữu riêng của khoa học mà còn của thi ca.

Những đoản khúc mùa vẫn lặng thầm vang lên trong trái tim của một nhà khoa học đa sầu, đa cảm; biết nâng niu làm nên những "vựa mùa" cảm xúc.

相关内容
推荐内容