Đó là vì về đặc điểm tâm lý giới tính nữ có những vấn đề đáng lưu ý.
Tuổi vị thành niên là tuổi có nhiều biến động. Những vụ bạo lực xảy ra là biểu hiện của sự bộc lộ xung năng tuổi mới lớn.
Những nghiên cứu tâm lý trong thời gian qua cho thấy không ít trẻ vị thành niên hay rơi vào trạng thái hoang mang,ìsaonữsinhgâybạolựchọcđườngnhiềuhơket qua liga dao động, mất phương hướng, coi thường, bất chất những quy định, bỏ qua những giá trị sống cơ bản, nông nổi, bốc đồng. Các em hay thích thể hiện và muốn mình là tâm điểm của mọi sự chú ý.
Các em gây sự, bạo hành với đối phương, quay clip nhằm mục đích tung hô cho mọi người biết “chiến tích” của mình… là những đặc điểm tâm lý chung của lứa tuổi này.
Nữ sinh gây bạo lực học đường nhiều hơn nam sinh do đặc điểm tâm lý giới tính nữ có những vấn đề đáng lưu ý |
Tuy nhiên, trong các mối quan hệ thì đời sống tâm lý của nữ sinh khác nam sinh.
Nữ sinh thường rất nhạy cảm, hay để ý những điều nhỏ nhen, dễ thay đổi thất thường, cảm xúc không ổn định và khó kiểm soát cả nhận thức và hành vi. Cùng với những biến đổi thất thường ở lứa tuổi vị thành niên thì ở các em hay xảy ra sự hiềm khích, ghen tị, đố kỵ giữa đám bạn nữ cùng trang lứa.
Nguyên nhân của các vụ bạo lực thường không phải xuất phát từ những lý do gì to tát, mà nó được nhen nhóm từ những chuyện nhỏ nhặt, vụn vặt hay bắt nguồn từ các mối quan hệ không thỏa mãn được những mong muốn của bản thân. Sự ghen ghét xuất phát từ ý nghĩ muốn phủ nhận người khác, hạ thấp vị thế của người khác.
Các em nữ đánh nhau nhiều khi vì những lý rất trái khoáy như do tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp, trêu chọc và vu khống cho bạn này có bầu, bạn kia có người yêu lớn tuổi…
Đối với học sinh nam, nếu có xích mích, thì hành động “đối đầu” giữa các em là cách giải quyết mâu thuẫn nhanh gọn. Nhưng với học sinh nữ thì phức tạp hơn nhiều: Từ việc gặp nhau, trao đổi về những mâu thuẫn, rồi đến giai đoạn chỉ rõ mức độ và thỏa thuận.
Nếu việc thỏa thuận dứt khoát, rõ ràng, hợp tình hợp lý thì không xảy ra xô xát (tình huống này rất hiếm, vì cái tôi của các em lứa tuổi này rất lớn). Khi không thỏa hiệp được hoặc một trong hai nhóm không kiềm chế được thì sẽ xúc phạm đối phương.
Tiến trình bạo hành cũng không diễn ra ngay mà còn có sự tính toán và chuẩn bị kỹ càng, lúc âm thầm, lúc không khai, thường diễn ra trong thời gian dài (có khi từ một nhóm mà nhóm kia không biết rõ). Vì thế, khá nhiều vụ bạo hành do nữ gây ra không diễn ra ở trong khuôn viên trường học mà ở một địa điểm có lợi cho bên gây sự và thường kèm theo hung khí. Hay để thỏa mãn, các em còn dàn cảnh thực hiện tập thể và quay clip lên mạng.
Gia đình, nhà trường có thể làm gì?
Đối với gia đình: Chú ý hơn nữa cải thiện mối quan hệ trong gia đình được lành mạnh. Cha mẹ luôn quan tâm, điều chỉnh hành vi, cử chỉ của con cái trong đối xử với bạn bè, với người yếu thế hơn mình, không nên phó mặc hoàn toàn trách nhiệm cho nhà trường. Các phụ huynh cần bổ sung kiến thức về giới trong giáo dục con mình, để có cách tác động cho phù hợp với con trai cũng như con gái.
Đặc biệt, trong gia đình, cha mẹ đừng bao giờ xung đột trước mặt con. Tất cả hành vi cãi vã, bạo lực bao giờ cũng là hình ảnh phản chiếu đến lối sống của con trẻ (cả nam và nữ), đó cũng chính là nguyên nhân tâm lý, mầm mống của bạo lực sau này.
Bên cạnh đó, nhất là người mẹ phải thường xuyên bên cạnh con gái để chia sẻ, động viên và giáo dục cho con hiểu được những nét tính cách cần thiết mà phụ nữ thời nào cũng cần thiết là sự nhường nhịn, rộng lượng, vị tha…
Đối với nhà trường: Cần đưa vào trường những chương trình giáo dục mang tính nhân văn, các hoạt động thân thiện, xây dựng văn hóa học đường. Gia tăng nội dung dạy người trong quá trình giáo dục, đưa nội dung dạy kỹ năng sống, giá trị sống vào thành môn học sinh động theo từng cấp học.
Tổ chức các hoạt động tập thể phong phú, đa dạng để thu hút các em tham gia, nhất là những hoạt động nữ công gia chánh để phát huy những mặt tâm lý nữ tính tích cực trong tập thể.
Bên cạnh đó cũng nêu những gương xấu để từ đó thường xuyên giáo dục, nhắc nhở các em, coi đó là bài học cần rút kinh nghiệm.
Phát huy tốt vai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng như các chuyên viên tư vấn học đường để kịp thời phát hiện, phòng ngừa và can thiệp sớm các biểu hiện dẫn đến xung đột, nhất là chia sẻ cùng các em những khó khăn tâm lý trong mối quan hệ, trong đó có quan hệ tình yêu nam nữ.
Cũng cần làm thay đổi, giảm thiểu những tiêu cực và truyền thông bạo lực trong xã hội tới học đường. Cơ quan chức năng cần phải phối hợp với gia đình và nhà trường để kiên quyết xử lý những trường hợp bạo lực có tính dã man, côn đồ.
Bên cạnh đó, các phương tiện thông tin tuyên truyền cũng cần tích cực tuyên truyền, phê phán, tăng cường nêu gương học sinh tốt để qua đó mà giáo dục tập thể cũng như các cá nhân có xu hướng và hành vi bạo lực.
TS. Tâm lý Nguyễn Văn Công (Trường ĐH Nguyễn Huệ)
Nữ sinh bị đánh túi bụi trong lớp dưới sự hò reo của bạn bè
- Nữ sinh Trường THCS Cẩm Bình bị bạn đánh ngay trong lớp, tuy nhiên bạn bè không can ngăn mà hò reo cười đùa.