Thuốc lá không chỉ ‘tuyên án tử’ cho người nghiện thuốc mà những chất độc trong khói thuốc còn đủ sức đầu độc những người sống ở xung quanh người nghiện thuốc.
Ông bà nghiện thuốc,ếtoanuổngvìngườinhànghiệnthuốcláket qua ngoai hang anh hom nay cháu 5 tuổi ung thư phổi
Mới đây, cộng đồng mạng rần rần lan truyền 2 câu chuyện đau lòng liên quan đến hút thuốc thuốc lá thụ động.
Đó là Tráng Tráng, một cậu bé Trung Quốc mới 5 tuổi đã mắc ung thư phổi giai đoạn cuối. Trên phim X-Quang, phổi của em đen sì như phổi của một người đã nghiện thuốc lá 20 năm. Tìm hiểu sâu xa thì ra bé sống với ông bà nội. Mà ông bà nội bé lại là những người nghiện thuốc lá rất nặng. Thế nên bé đã phải sống cùng khói thuốc trong suốt cuộc đời mới chỉ kéo dài 5 năm của mình.
Đó là Salsa, 16 tuổi bị ung thư vòm họng di căn cũng bởi sống cùng người nhà nghiện thuốc lá. Trong nhà cô luôn có mùi thuốc lá, kể cả quần áo, giường tủ cũng bị ám mùi.
Hút thuốc thụ động gây ra cái chết của 20 vạn người/năm
Khái niệm hút thuốc thụ động đã được Trung tâm Ung thư Harvard cảnh báo kể từ năm 2009, đề cập đến những người không hút thuốc bị hít khói kèm chất độc hại, nicotine, kim loại nặng, chất gây ung thư, các chất phóng xạ...
Những dư lượng chất độc hại này có thể được lưu lại trên đồ vật và môi trường sống khoảng vài tuần hoặc thậm chí hàng tháng, gây hại sức khỏe ghê gớm cho những người không hút thuốc sống trong môi trường đó. Những người này có thể là vợ, con, người sống chung trong gia đình, làm việc chung nơi công sở, đứng cùng không gian công cộng với người hút thuốc.
Theo Tổ chức Lao động quốc tế, hàng năm thế giới có khoảng 200.000 ca tử vong do tiếp xúc thụ động với khói thuốc tại nơi làm việc.
Các nghiên cứu cho thấy, hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở người không hút thuốc lên 20-30%, làm tăng đến 25-30% mắc bệnh và chết do bệnh mạch vành ở cả nam và nữ. Nguy cơ sảy thai ở phụ nữ hút thuốc thụ động cao gấp 3 lần. Hút thuốc thụ động còn được biết đến là một nguyên nhân làm thai chết lưu, làm giảm cân nặng ở trẻ sơ sinh từ 200-400g.
Vì một Việt Nam không khói thuốc lá
Trong khi đó, theo Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, Việt Nam hiện có 33 triệu người không hút thuốc lá nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà. Và cũng có tới hơn 5 triệu người Việt không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc.
Theo điều tra Y tế quốc gia 2001 - 2002, trên 70% trẻ em dưới 5 tuổi sống trong các gia đình có người hút thuốc. Kết quả điều tra hút thuốc trong học sinh 13 - 15 tuổi năm 2007 (GYTS 2007) cho thấy có gần 60% học sinh nhóm tuổi này thường xuyên bị hút thuốc thụ động tại nhà và trên 70% bị hút thuốc thụ động tại nơi công cộng.
Như vậy, sẽ không thiếu những trường hợp đau lòng như Tráng Tráng, Salsa nếu chúng ta không hành động ngay từ hôm nay.
Chính vì vậy, Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá đã xây dựng nên tài liệu hướng dẫn xây dựng môi trường không khói thuốc cho các cơ sở y tế, các địa điểm du lịch và cho các phương tiện giao thông công cộng, bến tàu, bến xe, nhà ga…
Ban soạn thảo cho biết, mục tiêu của những hướng dẫn này là giúp các đơn vị liên quan triển khai tốt các quy định về môi trường không khói thuốc lá. Bởi những người không hút thuốc là những người chiếm đa số trong cộng đồng. Họ có quyền được hít thở một bầu không khí trong lành, không bị ô nhiễm bởi khói thuốc lá. Đây là một trong những nội dung của "Quyền được hưởng tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất" được quy động trong Hiệp ước về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa và trong Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá.
Minh Tuấn
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)