Nguồn cung nhà ở TP.HCM giảm mạnh, nhiều dự án bị thanh tra_lịch bóng đá anh tối nay
UBND TP.HCM vừa báo cáo Bộ Xây dựng về số liệu nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn trong quý I/2022.
TheồncungnhàởTPHCMgiảmmạnhnhiềudựánbịlịch bóng đá anh tối nayo UBND TP.HCM, trong quý I/2022, thị trường bất động sản tại thành phố không có biến động trên diện rộng. Thị trường đang có xu thế lệch về phân khúc bất động sản cao cấp nên cần có sự điều chỉnh.
Nguồn cung nhà ở tại các dự án mới hạn chế do TP.HCM hiện có nhiều dự án đang trong quá trình thanh kiểm tra, kiểm toán, rà soát lại thủ tục pháp lý, thậm chí bị điều tra.
Điều này dẫn đến việc các sở, ngành có liên quan chậm phối hợp cho ý kiến hoặc giải quyết thủ tục pháp lý dự án. Đặc biệt là các doanh nghiệp có liên quan đến vốn Nhà nước hoặc dự án có nguồn gốc đất công.
Nguyên nhân dẫn đến thị trường bất động sản không có biến động trên diện rộng, UBND TP.HCM cho rằng do dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp và tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn do một số cá nhân và doanh nghiệp thao túng thị trường tài chính trong thời gian qua.
Trong quý đầu tiên của năm 2022, Sở Xây dựng TP.HCM đã xác nhận đủ điều kiện huy động vốn, bán nhà ở hình thành trong tương lai cho 5 dự án, với tổng số 1.172 căn nhà. Nguồn cung này giảm 84,66% so với quý IV/2021 và giảm 66,01% so với quý I/2022.
Hiện trên địa bàn TP.HCM có 118 dự án nhà ở thương mại đang triển khai, với quy mô 53.239 căn. Trong quý I/2022, có 2 dự án hoàn thành với quy mô 3.988 căn. Có 3 dự án được cấp phép với quy mô 2.480 căn.
Thị trường nhà ở Thành phố tiếp tục “vắng bóng” nhà giá rẻ khi không có dự án nhà ở xã hội và dự án nhà ở cho công nhân nào được cấp phép.
Trong quý I/2022, có 5 dự án nhà ở xã hội đang triển khai, nguồn cung dự kiến 3.367 căn. Có 1 dự án hoàn thành xây dựng nhưng quy mô chỉ có 260 căn.
Để có thể phục hồi nhu cầu giao dịch nhà ở trong thời gian tới, UBND TP.HCM kiến nghị cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng liên thông, cắt giảm thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, chi phí thực hiện trong hoạt động đầu tư xây dựng các dự án bất động sản.
Bên cạnh đó, cần xem xét, điều chỉnh chính sách vĩ mô để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh dịch vụ bất động sản gặp khó khăn bởi dịch Covid-19. Cụ thể, bổ sung nhóm ngành bất động sản vào nhóm đối tượng được hoãn, giãn thời hạn nộp các khoản thuế; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất dự án nhà ở thương mại theo lộ trình…
Anh Phương