Đầu những năm 1940,ênXôlỡcơhộigiảithoátnhàtìnhbáolừkq bóng đá tây ban nha hai điệp viên Xô-viết Rolf và Naulence, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và kết tội làm gián điệp, đã được thả nhờ sự can thiệp của Chính phủ Liên Xô. Tương tự, tình báo viên Morvinov đã trở về Tổ quốc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1962, điệp viên huyền thoại Rudolf Abel được trả tự do nhờ trao đổi với viên phi công gián điệp Frencis Powers của Mỹ.
Vào thời điểm RAMSAI bị lộ, phía Liên Xô cũng có trong tay hai điệp viên Nhật Bản, bị bắt và giam tại nhà giam của Bộ Nội vụ ở Lubyanka, Moscow. Liên Xô có thể thả hai điệp viên Nhật Bản để đổi lấy sự sống cho nhà tình báo Richard Sorge.
Nhà tình báo Richard Sorge |
Tuy nhiên, vào thời kỳ đó, Liên Xô và Nhật Bản đã ký hiệp ước trung lập, đồng nghĩa với việc ngừng các hoạt động chống nhau trên “mặt trận thầm lặng”. Chính vì thế, không bên nào chịu thừa nhận mình vi phạm hiệp ước. Bên này chỉ mong bên kia lên tiếng trước để trao đổi điệp viên. Tiếc thay, sự im lặng đã thắng thế và Sorge đã không có cơ hội thấy ngày chiến thắng.
Gần đây, báo chí Nga trích đăng hồi kí của Đại tá về hưu Nikolai Nazarovich, trong những năm Chiến tranh Vệ quốc là Chánh án Toà án quân sự Tập đoàn quân 36 thuộc Quân khu Zabaikal.
Tháng 10/1943, Phòng Quân báo Tập đoàn quân 36 bắt được một viên Trung tá Nhật khi người này âm mưu vượt biên, xâm nhập lãnh thổ Liên Xô. Theo lời khai, viên Trung tá Nhật từng tốt nghiệp Học viện Bộ Tổng Tham mưu Nhật, từng tu nghiệp tại Mỹ, biết tiếng Anh và tiếng Trung Quốc, ngoài ra không khai gì thêm.
Quá trình hỏi và khai cung, hai bên dùng tiếng Nhật, và viên tù binh thường chê người phiên dịch dịch tồi. Toà án quân sự Tập đoàn quân 36 kết án viên Trung tá Nhật tử hình. Trong khi chờ phê chuẩn của Toà án quân sự cấp cao, người ta nói với phạm nhân rằng theo luật định, ông ta có quyền viết đơn xin ân xá.
Thật bất ngờ, viên Trung tá Nhật hỏi rõ đầu đuôi rồi viết đơn xin ân xá không mắc một lỗi nào, bằng tiếng Nga.
Tháng 3/1944, Moscow thông báo rằng đơn xin ân xá của viên Trung tá Nhật bị bác bỏ. Nazarovich hạ lệnh đem phạm nhân ra hành quyết. Mệnh lệnh của ông lập tức được thi hành, viên trung tá bị xử bắn. Nhưng hầu như ngay sau tiếng súng, Moscow có lệnh hoãn thi hành án. Tiếc rằng, mọi việc đã muộn. Sau khi được báo cáo, Moscow không có chỉ thị gì thêm.
Sau chiến tranh, Đại tá Nazarovich chuyển về Moscow, công tác tại Toà án quân sự Tối cao. Tại đây, trao đổi với đồng nghiệp về vụ án năm xưa, Đại tá được biết rằng ngày ấy có quyết định (muộn mằn) hoãn tử hình viên trung tá Nhật là để đổi lấy một “cán bộ tình báo quan trọng" của Liên Xô. Tên tuổi của tình báo viên đó đương nhiên không được biết.
Nhiều năm sau này, khi người ta nói nhiều về điệp vụ RAMSAI, xâu chuỗi các sự kiện, Đại tá Nazarovich suy đoán rằng rất có thể người đó chính là Richard Sorge.
Chiến công của các chiến sĩ tình báo Liên Xô làm thế giới sửng sốt. Mật vụ Mỹ tìm cách chiếm toàn bộ hồ sơ gốc vụ án từ tay người Nhật và đã nhiều năm nghiên cứu với hi vọng khám phá ra các bí mật của Tình báo Liên Xô. Nhà sử học Nhật Bản Akira viết: “Sorge và các đồng chí của ông đã cống hiến cả đời mình với lòng dũng cảm cao độ cho một hoạt động được coi là quan trọng nhất đối với các lợi ích của loài người”.
Nguyên Phong
Nguyên nhân tổ điệp báo lừng danh Liên Xô ở Nhật bị lộ
Thời gian cuối hoạt động ở Tokyo (Nhật Bản), công việc chồng chất đã khiến cho Richard Sorge và đồng đội trong tổ điệp báo RAMSAI không còn thời gian nghĩ đến khâu bảo mật.