Mới đây,ĐơnnghỉphépdòngcủanhânviênGenZkhiếnsếpsữngngườtỷ số trực tiếp hôm nay mạng xã hội X xuất hiện ảnh chụp màn hình đoạn email xin nghỉ phép của một nhân viên, với nội dung khiến dân mạng tranh cãi.
Chủ nhân bài viết, ông Siddharth Shah (quốc tịch Ấn Độ), cho biết email trên được gửi từ một nhân viên Gen Z (những người được sinh ra trong khoảng từ năm 1997 đến năm 2012).
Trong email, nhân viên này trình bày ngắn gọn tiêu đề "nghỉ phép ngày 8/11" và nội dung là "chào Siddharth Shah. Tôi sẽ nghỉ phép hôm 8/11/2024. Tạm biệt". Bức email khiến ông Siddharth Shah bị sốc. Ông đã chụp màn hình và đăng tải lên mạng xã hội.
Nhanh chóng, bài viết thu hút hơn 2,6 triệu lượt xem và hàng chục nghìn lượt tương tác. Nhiều cư dân mạng tranh cãi về cách báo phép của nhân viên Gen Z nói trên và thực trạng giao tiếp nơi công sở giữa nhân viên với sếp trong thời đại hiện nay.
Không ít người bênh vực cho nhân sự Gen Z và cho rằng cần bình thường hóa việc xin nghỉ phép một cách ngắn gọn. Bởi nghỉ phép là quyền lợi của người lao động, không cần trình bày quá rườm rà.
Tuy nhiên, ở quan điểm ngược lại, nhiều người chỉ trích rằng thế hệ trẻ ngày nay đang "thổi phồng" văn hóa làm việc thiếu kỷ luật, rồi than thở bản thân không có cơ hội phát triển.
"Nếu tôi gửi email như thế này cho cấp trên, chắc chắn tôi sẽ bị gọi lên phòng nhân sự để làm việc về hành động của tôi", một tài khoản mạng xã hội bình luận.
Một người quản lý cũng tỏ vẻ đồng cảm với ông Siddharth. Quản lý này kể trải nghiệm tương tự: "Một nhân viên Gen Z của tôi cũng đột nhiên tuyên bố nghỉ phép 1 tuần. Mặc dù tôi cố gắng giải thích dự án mà nhóm phụ trách đang rất quan trọng đối với công ty, nhưng nhân viên ấy vẫn không để tâm. Nguyên nhân mà người này xin nghỉ phép là do mới chia tay người yêu, cần lên núi để quên đi nỗi buồn đó".
Không ít cư dân mạng cũng chung quan điểm, nếu nhân sự không thể viết một email xin nghỉ phép trang trọng thì có thể sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để hỗ trợ.
Theo báo cáo của Google Trends, cụm từ "email xin nghỉ việc của nhân viên Gen Z" đã trở thành một trong những thuật ngữ được tìm kiếm nhiều nhất tại Ấn Độ, với hơn 20.000 lượt. Sự gia tăng bất ngờ này phản ánh sự tò mò của dư luận về phong cách giao tiếp "độc, dị" tại nơi làm việc của các nhân sự Gen Z.