8 triệu người chết mỗi năm vì thuốc lá
Ngày 13/8,ườihútthuốclácóthểbịgiảmnămtuổithọlịch thi đấu mu vs liverpool Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo Cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí về tác hại của thuốc lá và biện pháp kiểm soát tiêu dùng.
Chia sẻ tại hội thảo, Tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, cho biết thuốc lá là nguyên nhân gây nên hơn 8 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Riêng nước ta, mỗi năm có tới hàng chục nghìn người tử vong do tác hại thuốc lá.
Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1-2mg nicotine và khoảng 69 chất gây ung thư. Về lâu dài, các chất này làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch vành, đột quỵ, ung thư phổi và nhiều loại bệnh ung thư khác.
Theo ước tính mới nhất của Hội Y tế Công cộng Việt Nam, liên quan đến việc sử dụng thuốc lá, mỗi năm, cả nước mất khoảng 108.000 tỷ đồng tương đương 4,5 tỷ USD bao gồm chi phí điều trị trực tiếp là 19.000 tỷ đồng, chi phí gián tiếp nghỉ việc do bệnh, người nhà chăm sóc 6.000 tỷ đồng, tổn thất do tử vong sớm khoảng 85.000 tỷ đồng. Người hút thuốc có thể mất đi ít nhất 10 năm tuổi thọ.
Nghiêm trọng hơn, thuốc lá gây nên gánh nặng bệnh tật, làm suy giảm chất lượng nguồn lao động. Cụ thể, hơn 45 triệu người Việt có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thuốc lá và tử vong sớm do tác động trực tiếp hoặc thụ động. Phần lớn những người chết vì bệnh liên quan đến thuốc lá là những người trong độ tuổi lao động.
Giá thuốc lá quá rẻ
Theo đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mặc dù Việt Nam đã có nhiều giải pháp tích cực trong phòng chống tác hại thuốc lá, song tỷ lệ hút thuốc vẫn chưa đạt được mục tiêu giảm 30% vào năm 2030. Một trong những thách thức lớn nhất đó là giá thuốc lá rất rẻ ở Việt Nam, thu nhập tăng lên nhưng giá một bao thuốc vẫn được giữ nguyên.
Do đó, chuyên gia khẳng định đây là điều chúng ta cần thay đổi. Tăng thuế thuốc lá là cách nhanh và hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu đặt ra.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia phòng, chống tác hại thuốc lá của WHO ở Việt Nam, tại nước ta, xu hướng sử dụng thuốc lá ngày càng gia tăng khiến khoảng cách đạt mục tiêu thiên niên kỷ về sức khỏe ngày càng nới rộng.
Trước năm 2020, tiêu dùng thuốc lá trong nước duy trì đi ngang nhưng sau đó tỷ lệ này tăng lên, lý do chủ yếu là thuế và giá quá thấp. Vì vậy, chính sách thuế là biện pháp quan trọng trong kiểm soát tác hại thuốc lá.
Đặc biệt, một nghịch lý đang diễn ra là sữa tươi trung bình có giá 12.000-15.000 đồng/hộp 110ml. Trong khi đó, một bao thuốc lá chỉ có giá khoảng 10.000 đồng, thậm chí nhiều loại chỉ có giá 7.000-8.000 đồng.
Theo Bộ Y tế, từ năm 2008 đến 2019, Việt Nam thực hiện 3 lần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá nhưng mức tăng thuế mỗi lần chỉ 5% và khoảng cách mỗi lần tăng thuế dài.
Do đó, ngành y tế đề xuất tăng lên ít nhất 15.000 đồng/bao thuốc vào năm 2030 bên cạnh tỷ lệ thuế 75% để phù hợp với mục tiêu quốc gia về giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá đến năm 2030, phù hợp với khuyến cáo của WHO cũng như thực trạng chung tại nước ta.
Cô gái phải nhập viện cấp cứu sau khi uống thuốc hạ sốtCô gái 19 tuổi bị Covid-19 nên nhờ em trai pha thuốc hạ sốt cho uống. Khoảng 8 giờ sau, gia đình vội đưa cô đi cấp cứu vì ngộ độc paracetamol.