Video đáng yêu của cặp song sinh mắc bệnh bạch tạng
Song sinh thiên thần
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Rồng (SN 1988) và anh Đặng Văn Mây (SN 1989,ợchồngởSócTrănglêntiếngchuyệnđổiđờicónhànhờsongsinhthiênthầtỷ lệ bóng đá world cup huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) sinh được 1 con trai và 2 con gái song sinh. Các con của anh chị đều mắc bệnh bạch tạng.
Dù có vẻ ngoài khác biệt nhưng các bé rất thông minh, đáng yêu. Đặc biệt, 2 bé Đặng Thiên Kim và Đặng Mỹ Kim (SN 2019, thường gọi là Tâm chị, Tâm em) rất xinh xắn.
Khi hai bé gái được 2 tuổi, vợ chồng chị Rồng gửi con trai lớn cho ông bà, dẫn theo 2 con gái đến Bình Dương làm công nhân.
Để tiện đi làm, anh chị gửi 2 con vào nhà trẻ. Một tháng sau, dịch bệnh Covid-19 bùng phát, vợ chồng chị Rồng thất nghiệp, đành ở nhà giữ con.
Nghỉ việc suốt mấy tháng trời, anh chị chỉ biết trông chờ người thân ở quê tiếp tế lương thực, thực phẩm.
Nhiều tháng ở phòng trọ bí bách, không có việc làm, hai vợ chồng lập kênh TikTok để giải khuây. Cả hai thường đăng tải các clip tập nói, vui chơi của 2 con gái.
Nhờ mái tóc và làn da trắng kỳ lạ, các clip của Tâm chị và Tâm em bất ngờ lên xu hướng, thu hút hàng triệu lượt xem. Mọi người biết đến các bé ngày một nhiều và biệt danh "Song sinh thiên thần" ra đời.
“Sau khi xem clip trên kênh TikTok của tôi, nhiều người sáng tạo nội dung tìm đến phỏng vấn. Trong đó, chủ một kênh YouTube nổi tiếng đã đến phòng trọ quay hình. Khi kênh này đăng tải video, thêm nhiều người biết đến 2 bé”, chị Rồng kể.
Về sau, người quản lý kênh đó tạo cho gia đình chị Rồng kênh YouTube có tên Song sinh thiên thần. Nhờ vậy, anh chị có thêm công việc mới.
Ban đầu, sự mới lạ và dễ thương, hoạt bát của 2 bé thu hút nhiều lượt xem. Khoảng 1 tháng sau, lượt xem có dấu hiệu chững lại nên thu nhập giảm dần.
Đổi đời nhờ 2 con gái
Chị Rồng thừa nhận, vợ chồng chị quê mùa, không giỏi ăn nói, cũng không biết cách sáng tạo nội dung trên YouTube. Các video chỉ xoay quanh cuộc sống hàng ngày của hai bé song sinh nên khiến người xem thấy nhàm chán.
Hiện tại, vợ chồng chị Rồng không thường xuyên đăng video. Lượt xem mỗi video chỉ dao động từ 11.000 – 30.000 lượt xem. Thu nhập đạt khoảng 10 - 12 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, cộng đồng mạng lại lan truyền thông tin thu nhập hàng tháng của kênh đạt hàng tỷ đồng; vợ chồng chị Rồng đổi đời, xây được nhà mới ở Sóc Trăng.
Nhiều người bình luận tiêu cực, dè bỉu vợ chồng chị lợi dụng con cái để kiếm tiền. Dù biết không thể tránh khỏi những bình luận tiêu cực nhưng điều này vẫn khiến anh chị cảm thấy buồn bã.
Sau đó, anh chị tự động viên nhau “sống chung” với tin đồn, tập trung làm việc kiếm tiền nuôi con.
Hai năm trước, vợ chồng chị Rồng quyết định về quê. Lúc đó, sức khỏe mẹ anh Mây sa sút, không thể chăm lo cho con trai lớn của anh chị.
“Nếu đưa cả 3 con lên Bình Dương sống thì đồng lương công nhân không đủ trang trải. Tiền YouTube chỉ đủ lo tiền sữa, học phí cho Tâm chị, Tâm em”, chị Rồng tâm sự.
Quê anh chị thuộc vùng sâu vùng xa, xã nghèo của tỉnh Sóc Trăng. Vì vậy, anh chị khó tìm được việc làm ổn định. Cả nhà chủ yếu dựa vào mấy công (1 công = 1.000m2) ruộng trồng lúa và thu nhập từ kênh YouTube.
Hết mùa vụ, anh Mây chuyển sang làm thuê. Không có việc, anh lại đi bắt cá, hái rau dại,… Chị Rồng lo nội trợ, đưa rước các con và chăn nuôi gia cầm.
Năm đầu tiên về quê, cả nhà chị Rồng ở nhà thuê. Sau đó, anh chị chuyển về sống gần nhà nội, xây một căn nhà nhỏ.
Chị Rồng chia sẻ: “Chúng tôi phải vay tiền mới xây được nhà, chứ không phải nhờ tiền thu được từ YouTube.
Nhiều người hướng dẫn tôi bán hàng trên TikTok. Nhưng tôi không rành, sợ bán sản phẩm không tốt, ảnh hưởng đến uy tín của các con.
Người ta nói về quê dễ sống, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, đỡ tốn tiền. Nhưng mình nuôi con nhỏ, cái gì cũng tốn kém”.
Vợ chồng chị Rồng không muốn các con sống khó khăn như cha mẹ. Anh chị từng mơ ước đưa con “thoát khỏi vùng quê”.
Nhưng bây giờ, anh chị chỉ mong các con khỏe mạnh, học giỏi, ngoan ngoãn. Nghèo cũng không sao, miễn gia đình bên nhau là đủ.
Ảnh, video: Nhân vật cung cấp
评论专区