Tiến sĩ,ủphạmkhiếnbệnhnhânđộtquỵngàycàngtrẻ tile bong da truc tuyen bác sĩ Trần Chí Cường - Chủ tịch Hội Can thiệp thần kinh TP.HCM cho biết, gần đây ông liên tiếp gặp các ca xuất huyết não ở tuổi 40. Ngày 29/5, nữ bệnh nhân 41 tuổi vào cấp cứu vì đột ngột đau đầu, ngã quỵ và hôn mê dần, được một bệnh viện trên địa bàn can thiệp nhưng không cải thiện, phải chuyển sang Bệnh viện Tim mạch và Đột quỵ Cần Thơ với hy vọng "còn nước còn tát". Sau 2 ngày nhập viện, bệnh nhân được chăm sóc tích cực nhưng tình trạng cũng không khả quan do vị trí xuất huyết lớn nên không thể cứu được. Trước đó vài ngày, một bệnh nhân khác cũng 41 tuổi được gia đình đưa vào cấp cứu trong tình trạng xuất huyết não. Người bệnh nhập viện trong tình trạng hôn mê, thở máy, tiên lượng nặng. Bác sĩ Cường cho biết, các bệnh nhân đều lứa tuổi 8X, có nhiều người thành đạt, làm giám đốc hoặc các vị trí quan trọng trong xã hội. Những cái chết đột ngột của họ luôn ám ảnh và đặt ra nhiều câu hỏi vì sao bệnh đột quỵ trẻ hóa? Theo bác sĩ Cường, tuổi tác và sự lão hóa làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Người lớn tuổi dễ có nguy cơ mắc nhiều bệnh như ung thư, đái tháo đường, tim mạch, sa sút trí tuệ, mất trí, đột quỵ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người trẻ bị đột quỵ gia tăng gây ra nhiều lo lắng, sợ hãi. Những nguyên nhân dẫn tới người trẻ bị đột quỵ tấn công: Thứ nhất, rượu bia và thuốc lá, các nghiên cứu đều chỉ ra rằng khói thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ. Tiến sĩ Cường gặp nhiều ca đột quỵ trẻ có tiền sử hút thuốc lá trên 10 năm, bia rượu, ăn nhậu nhiều. Những thói quen xấu này có thể không gây bệnh tật ngay mà 10 - 20 năm sau, dẫn tới nguy cơ đột quỵ. Đây là lý do nhiều người thành đạt, doanh nhân đến tuổi 40 giàu có đột ngột qua đời. Thứ hai, thừa cân béo phì, mỡ máu quá caolà yếu tố tăng nguy cơ đột quỵ. Thứ ba, tăng huyết áp,đây được coi là những kẻ giết người thầm lặng. Tuy nhiên, nhiều người chưa từng đo huyết áp lần nào. Khi vào cấp cứu, bệnh nhân được bác sĩ thông báo huyết áp trên 200 mmHg. Họ vẫn cho rằng không đúng vì không có triệu chứng khác lạ, thỉnh thoảng hơi “lâng lâng”. Có một số bệnh nhân trẻ biết tăng huyết áp nhưng uống thuốc không thường xuyên, do không có triệu chứng nên không đo huyết áp và ngưng uống thuốc. Khi bị xuất huyết não, họ mới tới bệnh viện cấp cứu. Thứ tư, do môi trường, các tác nhân như ô nhiễm, thức ăn, nguồn nước, kim loại nặng cũng làm gia tăng đột quỵ não ở người trẻ. Thứ năm, bệnh lý đi kèm. Tiến sĩ Cường cho biết, một số người bị dị dạng mạch máu não. Bệnh nhân không có biểu hiện gì đặc biệt, mọi sinh hoạt bình thường. Khi mạch máu đột ngột vỡ gây xuất huyết não ồ ạt cấp cứu thì đã muộn. Bác sĩ Cường khuyến cáo những người có biểu hiện đau đầu kéo dài thường xuyên, nhất là đau nửa đầu, sụp mi mắt cùng bên, động kinh co giật… cần đi tầm soát đột quỵ sớm. Ngoài ra, đột quỵ còn liên quan tới các bệnh lý khác như loạn nhịp tim, rung nhĩ, tim bẩm sinh, bệnh van tim, bệnh động mạch vành… Đột quỵ có hai loại là nhồi máu não và xuất huyết não. Trong đó, bệnh nhân nhồi máu não chiếm 70-80%, xuất huyết não chiếm 20-30%. Nguy cơ tử vong của nhồi máu não phụ thuộc nhiều vào thời gian vàng và phương pháp điều trị chuẩn như sử dụng thuốc tan máu đông, lấy huyết khối. Xuất huyết não tùy thuộc vào nguyên nhân, vị trí, mức độ xuất huyết như phình mạch, dị dạng, tăng huyết áp, vị trí nông sâu trong não: võ não, cầu não. Tiên lượng của người bị xuất huyết não nặng hơn nhồi máu não. Vì vậy, khi bạn xuất hiện các dấu hiệu đau đầu đột ngột, nôn ói, tê yếu tay chân... hãy đến ngay bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất. Bác sĩ Cường khuyến cáo khi bạn còn trẻ vẫn phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Những người có tiền sử tăng huyết áp nên điều trị theo dõi cẩn thận, tuân thủ tư vấn của bác sĩ để kiểm soát nguy cơ đột quỵ trong tương lai. Người Việt thuộc nhóm có nguy cơ đột quỵ cao nhất thế giớiTrên bản đồ đột quỵ thế giới, Việt Nam hiển thị với màu đỏ sẫm, thuộc nhóm những quốc gia có nguy cơ đột quỵ cao nhất. |