Vụ 11 giảng viên nghỉ việc: Trưởng khoa Hàn Quốc học giải trình gì?_trận đấu đá bóng hôm nay
Về phản ánh quy định “đi trễ 15 phút coi như vắng”,ụgiảngviênnghỉviệcTrưởngkhoaHànQuốchọcgiảitrìnhgìtrận đấu đá bóng hôm naybà Mai cho rằng những thông tin giảng viên đưa ra không đầy đủ, cụ thể phải là “đi họp trễ 15 phút mà không báo trước thì xem như vắng mặt”.
Lý do là kỷ luật của khoa Hàn Quốc học hiện nay khá lỏng lẻo.
“Tôi đảm nhiệm chức vụ trưởng khoa từ năm 2018 và tình trạng đó vẫn diễn ra. Tôi đã email nhắc nhở và nhắc nhở trong cuộc họp (có biên bản), có lẽ các thầy cô đã xem. Có một email nhắc nhở về việc siết chặt kỷ luật, thậm chí tôi có gửi quy định về chế độ nghỉ ngơi, làm việc của giảng viên nhưng mọi người vẫn không tuân thủ”.
Vấn đề “lấy việc vắng họp làm tiêu chí đánh giá giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ”, bà Mai cũng nói rõ, vấn đề này đã nêu trong cuộc họp và không ai có ý kiến phản đối. Trên thực tế, việc xét thi đua cuối năm, người không hoàn thành nhiệm cụ căn cứ trên nhiều tiêu chí, chứ không phải vì việc vắng họp.
Về phản ánh trưởng khoa thiếu tôn trọng với đồng nghiệp thông qua gửi email “triệu tập” họp hai tiếng trước giờ họp mà không có nội dung…, bà Mai cho hay, từng ủy quyền cho phó khoa chủ trì họp bình xét thi đua do bà phải tự cách ly tại nhà sau khi đi Đà Nẵng về. Tuy nhiên, người này sau đó đã tự gửi thông báo hủy họp, thông báo cách bình xét theo tổ chức năng mà chưa được sự đồng ý.
Vì vậy, bà đã triệu tập lại cuộc họp xét thi đua theo hướng dẫn của phòng Tổ chức cán bộ với hình thức online. Sau đó, bà liên tiếp nhận thư phản hồi của một số thầy cô trong khoa nghi ngờ về tính minh bạch của việc bầu chọn và đề nghị bầu lại cho 3 cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ.
Ngày hết hạn nộp hồ sơ thi đua cho nhà trường kế cận nên bà triệu tập cuộc họp để giải đáp thắc mắc. Tại cuộc họp, bà Mai đã công khai toàn bộ link bình chọn, kết quả bình chọn online không hề có sự can thiệp vào kết quả và giải thích đối với các trường hợp.
“Ngày thứ Sáu đó là ngày cuối cùng bình xét thi đua nên tôi mới mời mọi người đến để giải quyết, vì mọi người bắt buộc tôi phải làm trong hôm nay không thì sẽ không kịp hạn nộp cho nhà trường. Nên việc này tôi thực hiện là theo yêu cầu của mọi người, đó là trường hợp bất khả kháng. Không thể nói tôi không tôn trọng đồng nghiệp, vì tôi tôn trọng nên mới làm theo đề nghị của mọi người”- bà Mai lý giải.
Văn phòng khoa Hàn Quốc học ( Ảnh:LN) |
Đặc biệt, với phản ánh trưởng khoa nhiều lần sử dụng họp kín với từng cá nhân giảng viên đã có ý kiến trái chiều trong cuộc họp chung của khoa,bà Phương Mai công nhận có gọi giảng viên nhưng chuyện này không phải là “họp kín" vì mời ai lên họp, thời gian như thế nào đều có ghi trong lịch công tác khoa.
“Tôi có mời tất cả là 3 nhóm... với lý do là tôi cũng muốn xác nhận thông tin: Có sự việc cô chủ tịch công đoàn nói rằng đại diện cho các anh chị sẽ kiện tôi lên trường và ĐH Quốc gia hay không?”.
Theo trưởng khoa Hàn Quốc học, bà hoàn toàn không bao giờ đe doạ mọi người nhưng sẽ tiếp thu việc này.
“...Những người nào tôi nghĩ tôi có thể dùng thông tin chính xác, lý lẽ, tình cảm để tôi thuyết phục được thì tôi mới mời”.
Trong khi đó, phản ánh bà Phương Mai trả lời trong cuộc họp “làm tới giảng viên mà không hiểu những gì tôi nói”,bà Phương Mai giải thích không nhớ nguyên văn câu này nhưng bản chất là lúc đó họp thi đua, khen thưởng đã mấy tiếng đồng hồ. Bà mất nhiều thời gian để đối chiếu công văn và giải thích từng điều từng khoản, gửi email cho mọi người rất nhiều lần. Tại buổi họp bà Mai cũng chiếu lên màn hình, thậm chí đọc từng câu và chú thích nhưng mọi người vẫn cứ không hiểu…
“Tức là nói đến mấy tiếng đồng hồ và tôi quá mệt mỏi nên mới phát ra câu đó. Tôi cũng không nhớ chính xác nội dung gì. Tôi nghĩ là làm tới giảng viên và người ta đã giải thích, gửi văn bản, trình chiếu thì phải hiểu, chứ không phải làm khó và đi bắt bẻ từng chữ một. Tôi muốn nói rằng mọi việc rất rõ ràng, đã giải thích mấy tiếng đồng hồ mà vẫn không chịu chấp nhận. Tôi rất bực nên có thể vì bực mà từ ngữ của tôi chưa được hay lắm. Nhưng về bản chất thì không thể nào không hiểu được những chuyện này, rõ ràng là làm khó, chứ không phải là nói tôi thiếu thông tin hay gì cả”.
Riêng về phản ánh trưởng khoa tự mời giảng viên thỉnh giảng không được Hội đồng khoa học thông qua do chưa đạt trình độ yêu cầu hoặc chưa thông qua ban chủ nhiệm khoa, trưởng bộ môn… , bà Phương Mai cho hay: “... đây là quy trình nội bộ của khoa và trên thực tế là khoa chưa bao giờ thực hiện nội dung này... Một phần nữa là việc mời giảng của khoa tôi cực kì khó khăn, vì thù lao giảng dạy khá thấp”.
Trưởng khoa Hàn Quốc học cũng cho biết, việc mời giảng khó khăn khi số lượng sinh viên đầu vào tăng khá nhiều. Giảng viên của khoa không chịu dạy vượt quá 270 tiết. Do đó, trong tình huống cấp bách, khoa mời các giảng viên nhưng không làm sai các quy định của nhà trường về lý lịch, tiêu chuẩn, hồ sơ phải gửi cho phòng đào tạo để ký hợp đồng.
“Việc này tôi và phó trưởng khoa phụ trách đào tạo đều nắm rõ, một số trường hợp do trưởng bộ môn đề xuất. Về vấn đề này, tôi nhận thấy hiện nay quy trình của khoa đang khá phức tạp, rườm rà hơn cả quy trình của trường, do đó khoa đang tiến hành chỉnh sửa lại. Cũng có thể tôi làm không đúng quy trình của khoa, cụ thể là không thông qua Hội đồng khoa học đào tạo khoa và hiệu trưởng nhưng tôi không làm sai quy trình của trường”.
11 giảng viên khoa Hàn Quốc học đồng loạt nghỉ việc |
Đối với phản ánh “trưởng khoa ấn định việc viết chương trình kiểm định chất lượng cao AUN cho nhóm 5 thành viên, trong đó 4 thành viên từng bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ. Trưởng nhóm nhiều lần có ý kiến và đưa ra đề xuất để đảm bảo chất lượng thì trưởng khoa không tiếp nhận mà vẫn đơn phương áp đặt nhóm 5 người phải viết toàn bộ chương trình”,bà Phương Mai lý giải công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định của khoa tuy đã khởi động nhưng không thể thực hiện được trong thời gian trước khi bà phụ trách khoa.
“...Đến nhiệm kỳ của tôi, tôi đã cố gắng triển khai tiếp nhưng chưa thể có hiệu quả cụ thể ngay lập tức trong thời gian đầu - thời điểm vô cùng khó khăn khi kỷ luật khoa còn quá lỏng lẻo và ý thức một số giảng viên còn yếu kém. Tôi mới chỉ nhận nhiệm vụ trưởng khoa 2 năm tính đến thời điểm tăng tốc đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, công tác đảm bảo chất lượng của khoa vẫn được diễn ra dù hiệu quả chưa tốt do đội ngũ chuyên trách và tập thể giảng viên còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về đảm bảo chất lượng”- bà Mai lý giải.
Về việc phân công 5 nhân sự vào nhóm đảm bảo chất lượng phụ trách viết tất cả các tiêu chuẩn AUN,bà Phương Mai nêu rằng: “Theo lịch, khoa đăng ký với trường đến năm 2023 làm kiểm định của Bộ GD-ĐT. Đây không phải chuyện đối phó mà bắt đầu từ thời điểm này khoa sẽ rà soát lại các công tác đảm bảo chất lượng chứ không phải chỉ nhằm mục đích là viết tiêu chí AUN. Theo ý kiến của chị Hồng Hà tôi nhét những người không hoàn thành nhiệm vụ vào tổ khi không đủ năng lực. Tôi cho rằng không có gì mà không có năng lực, bởi vì những người này xưa giờ họ đứng ngoài công việc của khoa thì bây giờ cho họ tham gia để họ nắm rõ là cần có những công việc gì. Tôi nghĩ rằng tôi đang tạo cho họ tham gia vào các công việc của khoa..."
Trong khi đó, về phản ánh trưởng khoa không công khai thu chi tài chính cho tập thể giảng viên theo quy định hiện hành, bà Mai cho rằng, tất cả các nguồn tài trợ đều làm hồ sơ của trường, do đó không thể nào nói bà công khai được vì bà không “dính" một đồng nào ở các khoản này.
“Ví dụ ngân hàng chỉ định công ty thầu và họ thanh toán trực tiếp cho công ty thầu đó. Khoa chỉ có việc là đưa ra nhu cầu cần sửa gì, cần cung cấp gì thì công ty thiết kế sẽ làm việc. Tất cả các khoản họ nói ở đây đều ký trực tiếp với trường, trường sẽ hạch toán với đối tác”.
Còn kinh phí lễ hội năm 2020 bà Mai cho hay, lễ hội này có 2 nguồn tài trợ lớn, thì hai nhà tài trợ này đều ký trực tiếp với trường nên bà không gì mà không minh bạch.
Lê Huyền
Hiệu trưởng lên tiếng vụ 11 giảng viên Hàn Quốc học đồng loạt nghỉ việc
11 giảng viên khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cùng lúc xin nghỉ việc.