Viêm cơ tim cấp,ầngấptriệuđồngcứuemhọcsinhlớkèo bóng trực tiếp suy đa cơ quan Những ngày đầu năm, Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Chợ Rẫy vẫn còn khá vắng vẻ. Một số thân nhân đang chờ để được gọi vào thăm con. Gần lối ra vào, một đôi vợ chồng gầy gò, nước da rám nắng, dường như cũng đang ngóng chờ tới lượt mình. Chị vợ vân vê tờ phiếu vào thăm, đôi mắt buồn rười rượi. Hai người chẳng ai nói với ai, dường như đang suy nghĩ về điều gì đó. Bất chợt nghe chúng tôi nhắc đến tên thân nhân của Nguyễn Tấn Cường, cả hai cùng bật dậy tưởng đã đến giờ thăm bệnh. Nghe chúng tôi trình bày đến tìm hiểu hoàn cảnh, ngỏ ý giúp đỡ, anh chị mắt ngân ngấn lệ, nắm chặt lấy tay như muốn cầu xin cứu mạng con trai mình.
Em Nguyễn Tấn Cường, con trai anh chị đang nằm trong phòng Hồi sức tích cực với đủ thứ máy hỗ trợ. Tính mạng em đang rất nguy kịch, chỉ cần cha mẹ có đủ tiền bạc cứu chữa thì Cường còn có hy vọng trở về nhà với trái tim khỏe mạnh. Tuy nhiên lúc này, kể cả bán hết nhà cửa cha mẹ em cũng không đủ tiền chữa bệnh cho con. Em Cường nhập viện Chợ Rẫy với chẩn đoán viêm cơ tim cấp, suy đa cơ quan. Lúc đó tình trạng nguy cấp, tình trạng lơ mơ, huyết áp quá thấp chỉ còn 60/30, chức năng tim yếu, tính mạng ví như ngàn cân treo sợi tóc. Em đã được các bác sĩ hồi sức cấp cứu và đồng thời đặt máy ECMO (oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể), sử dụng nhiều loại thuốc duy trì chức năng tim. Đây được xem là biện pháp cứu cánh cuối cùng trong điều trị và hồi sức cấp cứu đối với những bệnh nhân mắc bệnh viêm cơ tim cấp. Máu được rút ra khỏi bệnh nhân từ một tĩnh mạch lớn và cho chạy qua một màng lọc (có chức năng giống như lá phổi, sẽ cho máu gắn kết với oxy) thuộc hệ thống máy ECMO, sau đó được đưa trở lại cơ thể bệnh nhân qua đường động mạch cùng với hồi sức tim phổi. Tuy nhiên khi áp dụng kỹ thuật này, chi phí điều trị khá lớn, lên tới hàng trăm triệu đồng. Đây là số tiền không tưởng đối với gia đình Tấn Cường.
Cha mẹ chỉ có 350 ngàn đồng Anh Nguyễn Tấn Trân cho biết, từ nhỏ tới giờ con mình chưa có biểu hiện gì khác thường. Cho đến sáng 30 Tết, vợ chồng anh đang nấu cơm cúng thì nghe con kêu mệt, khó thở. Chị Uyên sờ lên trán con thấy nóng sốt, anh Trân vội vã chở con tới bệnh viện. Anh nghĩ con chỉ bị cảm bình thường, mua thuốc về uống là khỏi. Nào ngờ đến bệnh viện cậu bé cứ đuối sức dần, thở không nổi và phải nằm cấp cứu. Sau khi bác sĩ khám thấy huyết áp giảm liên tục, nhịp tim yếu đã cho nhập viện cấp cứu. Anh Trân bàng hoàng không hiểu chuyện gì đang xảy đến với con mình. Ngay sau đó, anh được thông báo con bị sốc tim, cần phải chuyển viện gấp. Khi ấy trong túi ảnh chỉ có vỏn vẹn 350 ngàn. “Nghe bác sĩ nói con phải chuyển viện tôi sợ quá. Tôi bảo hay đợi về vay tiền. Bác sĩ nói cứ lên xe rồi tính tiếp. Trên đường chuyển cháu đi mà ruột gan tôi cứ thắt lại. Cháu lờ đờ, bác sĩ liên tục thăm khám, tôi hiểu tình trạng con tôi đang rất nguy kịch. Xe cấp cứu vừa tới Bệnh viện Chợ Rẫy đúng ngày mồng một Tết. Cháu được bác sĩ đẩy vội vã vào phòng cấp cứu, tôi vẫn chưa hết bàng hoàng”, anh Trân nhớ lại.
Chỉ sau ít ngày điều trị cho con, số tiền anh có và được một vài mạnh thường quân giúp đỡ vẫn chưa đủ. Mỗi ngày dù đã trừ 80% bảo hiểm y tế, chi phí chữa bệnh vẫn khoảng 10 triệu đồng. Dự kiến ít nhất bé còn phải nằm viện 14 ngày nữa. Không còn cách nào khác, anh Trân đành phải nhờ người rao bán căn nhà để cứu lấy mạng con. Tuy nhiên, nếu bán được căn nhà ấy thì cũng chỉ được khoảng 60-70 triệu đồng. Vợ chồng anh Trân chỉ có một mình bé Nguyễn Tấn Cường. Cả hai vợ chồng đều sống bằng nghề làm thuê làm mướn, số tiền kiếm được khó khăn lắm mới đắp đổi qua ngày. Gần 1 tháng trước Tết, anh Trân đã phải nghỉ làm vì bị đau tay. Vậy nên 30 Tết, con phải cấp cứu mà anh cũng chỉ còn đúng 350 ngàn đồng. Bác sĩ điều trị cho bé Cường nói: “Bệnh nhân bị viêm cơ tim cấp. Đây là căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong. Hiện tại bệnh nhân đã được cấp cứu kịp thời bằng phương pháp ECMO và qua cơn nguy kịch, tuy nhiên vẫn còn phải điều trị khá dài chờ chức năng tim hồi phục. Chi phí điều trị cũng tương đối lớn, mỗi ngày sau khi trừ bảo hiểm y tế gia đình vẫn phải đóng khoảng 10 triệu đồng. Gia đình bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Bệnh viện cũng đã kêu gọi hỗ trợ nhưng cần lắm sự chung tay chia sẻ của cộng đồng. Tiên lượng sau khi điều trị, bệnh nhân có thể hồi phục tốt và có cuộc sống sinh hoạt như người bình thường”. Số tiền 140 triệu đồng không phải là nhỏ, nhưng cứu được một mạng người thì giá trị của nó lại không gì sánh bằng. Hy vọng những món quà nhỏ đầu năm sẽ mang đến cho em Nguyễn Tấn Cường một điều kỳ diệu. Đức Toàn
"Tết này nghèo tiền nghèo bạc nhưng mà vui!"Lần trước lúc chúng tôi gặp, anh còn đang nằm trong bệnh viện với nguy cơ có thể liệt tứ chi vì tai nạn lao động. |