Ba thắp nhang khấn vái bàn thờ gia tiên,ữngconsôngkêucứvòng loại cúp c3 rồi đem rượu ra bờ sông cúng Bà Cậu. Trong tâm thức của người gần trọn đời sống bám vào sông nước, ba tôi thấy sự thịnh nộ bất thường của con sông liền nghĩ đến điềm chẳng lành.
Tôi nói với ba, chẳng phải thế lực siêu nhiên nào cả, một phần là do người ta hút cát dưới lòng sông, gây ra sạt lở. Ba tôi và mấy cao niên trong xóm không tin. Mọi người bảo chỗ đoạn đất lở mấy năm nay không hề có ghe nào đến lấy cát. Ngược lên phía thượng nguồn một chút thì có. Tôi giải thích là khi con sông bị lấy cát, dòng chảy sẽ thay đổi. Các dòng chảy này có thể tạo ra hiện tượng nước xoáy hoặc "đạp" thẳng vào bờ sông, khiến đất sạt lở.
Mỗi dòng sông tự nhiên được hình thành hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm. Thiên nhiên đã tạo cho nó thuộc tính cân bằng và bình ổn. Khi con người tác động vào, tính cân bằng bị phá vỡ. Việc khai thác cát quá mức ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, trong bối cảnh các nước thượng nguồn đã chặn nhiều đập thủy điện trên dòng Mekong, khiến lượng cát và phù sa không được bù đắp lại đầy đủ. Để cân bằng sự thiếu hụt, các con sông sẽ bào mòn đáy sông hoặc đất cát hai bên bờ, dẫn đến xói mòn bờ sông, sạt lở, kéo theo các công trình, nhà cửa ven bờ sụt xuống và phá vỡ thảm thực vật giữ bờ sông.
Khi người dân quê tôi bắt đầu hiểu ra, họ cũng chỉ biết bất lực nhìn những ghe khai thác cát dập dìu trên khắp các con sông ở miền Tây.
Hiện nay, các tỉnh, thành An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng có 76 mỏ cát được cấp phép khai thác công khai. 500 km bờ sông bờ biển ở miền Tây đã bị sạt lở; nhấn chìm gần 2.000 ngôi nhà và khiến 20.000 hộ dân phải di dời.
Người dân miền Tây vốn có tập quán định cư, mưu sinh ven sông ngòi, kinh rạch. Những vụ sạt lở đang diễn ra ngày càng thường xuyên hơn khiến người dân luôn sống trong nỗi thấp thỏm, bất an. Chính quyền một số nơi giải quyết cho người dân di dời, tái định cư để tránh rủi ro sạt lở, nhưng chỉ là giải pháp tình thế. Bởi thay đổi môi trường sống sẽ kéo theo những hệ lụy, gây cản trở thói quen lao động sản xuất của người dân, phá vỡ sự cố kết giữa gia đình và làng xóm.
Người dân chính là đối tượng bị tác động nặng nề nhất do sạt lở, sụt lún đất đai ở miền Tây. Chính quyền các tỉnh vẫn đang cấp phép cho doanh nghiệp khai thác cát, song song với việc đổ kinh phí vào khắc phục hậu quả của hoạt động này. Người dân có thể không biết số tiền khổng lồ mà các doanh nghiệp đấu thầu khai thác cát đã "chảy" đi đâu. Nhưng họ phải đóng thuế để nhà nước chống sạt lở. Đó là một vòng quay luẩn quẩn, mà hậu quả, người dân đều lãnh đủ.
Việc bắt giữ, xử lý các vụ khai thác cát trái phép vẫn được báo chí đăng tải hàng ngày. Nhưng, tình trạng khai thác cát ở miền Tây vẫn diễn ra rầm rộ. Cái khó là người dân không thể biết đâu là đối tượng hút cát lậu, đâu là người khai thác được nhà nước cấp phép. Dân không thể giám sát, lực lượng chức năng không xử lý triệt để, "cát tặc" ngày càng ngang nhiên.
Chắc chắn không thể chấm dứt khai thác cát sông, vì nhu cầu xây dựng, san lấp mặt bằng, đôn cao đường sá đang cần một lượng cát rất lớn. Tuy nhiên, việc tác động vào bất cứ đoạn nào trong hệ thống sông Cửu Long cũng sẽ làm biến đổi kết cấu chung, gây ra hệ lụy. Do vậy, thay vì cấp phép khai thác cát sông một cách cục bộ, thiếu nhất quán như thời gian qua, chính quyền các tỉnh miền Tây cần bàn thảo một phương án khả thi, khoa học, đồng bộ. Việc cấp phép cần căn cứ vững chắc, dựa trên cơ sở thẩm định của các chuyên gia, giảm thiểu sự tác động đến môi trường. Cần đánh giá sự chênh lệch giữa lượng cát bồi đắp từ thượng nguồn với lượng cát khai thác hàng năm trên toàn đồng bằng, từ đó xây dựng chính sách khai thác cát bền vững. Về lâu dài, những dự án nghiên cứu sản xuất cát nhân tạo cần được tính đến, thay cho cát sông đang ngày càng cạn kiệt.
Hiện nay, không thiếu những quy định pháp luật về quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản, trong đó có cát sông. Nhưng thiếu sự giám sát và thực thi chặt chẽ, những con sông bị rút ruột vẫn hàng ngày kêu cứu.
Trương Chí Hùng
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn