Đã xử lý trên 84% số phản ánh,ơnngườidânHàNộitrêntuổicósmartphoneđãdùngứngdụgiai hang 2 tay ban nha kiến nghị gửi qua iHanoi Được vận hành chính thức từ ngày 28/6, ứng dụng ‘Công dân Thủ đô số’ iHanoi là kênh tương tác trực tuyến giữa người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố Hà Nội. Qua kênh tương tác này, người dân, doanh nghiệp tại Hà Nội có thể phản ánh nhiều vấn đề tới các cấp chính quyền để được tiếp nhận, giải quyết kịp thời. Thông tin với phóng viên VietNamNetvề tình hình sử dụng iHanoi, Sở TT&TT Hà Nội cho biết, sau 4 tháng đưa vào hoạt động chính thức, đến nay đã có khoảng 14 triệu lượt người dân đã truy cập khai thác, sử dụng ứng dụng iHanoi. Tính đến ngày 31/10, tổng số người dùng đăng ký tài khoản iHanoi đạt 1.043.724. Với số liệu tạm tính của Sở TT&TT Hà Nội là toàn thành phố có khoảng 5,3 triệu người dân trên 15 tuổi có smartphone, tỷ lệ nhóm đối tượng này đã đăng ký tài khoản để sử dụng iHanoi hiện chiếm gần 19,7%. Nhiều quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đã tích cực tạo tài khoản sử dụng iHanoi cho người dân, trong đó 5 địa phương đạt số lượng tài khoản iHanoi của người dân cao lần lượt là 3 huyện Chương Mỹ, Ba Vì, Sóc Sơn và 2 quận Hà Đông, Long Biên. Thời gian qua, toàn thành phố đã tiếp nhận 17.083 phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp. Trong đó, có 14.398 phản ánh kiến nghị đã được xử lý, chiếm 84,3%. Trong số 7.194 phản ánh có đánh giá, số đánh giá hài lòng và chấp nhận chiếm 55%. Sẽ phát triển iHanoi theo mô hình siêu ứng dụng Tại kế hoạch ‘Phát triển, nâng cấp, triển khai mở rộng nền tảng 'Công dân Thủ đô số' - iHanoi trên địa bàn thành phố giai đoạn 2025 - 2026’ ban hành ngày 28/10, UBND thành phố Hà Nội đặt mục tiêu đưa iHanoi thành nền tảng ứng dụng mạng xã hội tập trung và duy nhất của Thủ đô để phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp, với phương châm “Lấy người dân và doanh nghiệp làm chủ thể, là trung tâm để chính quyền phục vụ”. Một chỉ tiêu cần đạt, theo kế hoạch, là 100% người dân trên 15 tuổi có smartphone trên địa bàn thành phố được tiếp cận, có thể sử dụng ứng dụng iHanoi. Cùng với đó, UBND thành phố còn đề ra nhiều chỉ tiêu khác như: Tỷ lệ người dân, doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng iHanoi tăng tối thiểu 30% hàng năm; 100% phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp được tiếp nhận, xử lý, giải quyết và trả kết quả nhanh chóng qua iHanoi; 100% cán bộ, công chức tại chính quyền các cấp sử dụng thành thạo ứng dụng iHanoi; 100% dữ liệu của người dân, doanh nghiệp được bảo mật... Các yêu cầu đặt ra với việc mở rộng ứng dụng iHanoi là phải bảo đảm nâng cao trải nghiệm người dùng; tăng cường bảo mật an toàn thông tin cho hệ thống; ứng dụng AI hỗ trợ cán bộ công chức tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị nhanh chóng, kịp thời, chính xác; đồng thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp dễ dàng tương tác, tìm kiếm thông tin. Thời gian tới, Hà Nội sẽ nghiên cứu, phát triển iHanoi theo mô hình siêu ứng dụng để tích hợp đa dạng các dịch vụ, tính năng phục vụ người dân, doanh nghiệp từ các đối tác phù hợp. Bổ sung các tính năng mới trên nền tảng iHanoi để đáp ứng nhu cầu khai thác ngày càng cao của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt là trong các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, du lịch, đất đai, quy hoạch, trật tự xây dựng, thanh toán trực tuyến, dịch vụ công... Song song đó, thành phố sẽ xây dựng hệ thống chatbot, trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ, công chức trong tiếp nhận, phân xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong tương tác, hỏi đáp, tìm kiếm, khai thác thông tin trên ứng dụng iHanoi. Các các chức năng tăng cường bảo mật an toàn thông tin cho hệ thống cũng sẽ được bổ sung để ngăn chặn các đợt tấn công; theo dõi, giám sát và phát hiện sớm các nguy cơ mất an toàn thông tin của hệ thống; ghi lại nhật ký toàn bộ hoạt động của hệ thống theo thời gian thực. Để người dân, doanh nghiệp hiểu, đồng thuận và hưởng ứng sử dụng iHanoi, trong tháng 11, UBND thành phố Hà Nội phát động đợt thi đua cao điểm hướng dẫn cài đặt, kích hoạt tài khoản và dùng tiện ích trên nền tảng ‘Công dân Thủ đô số’.