Biện pháp đơn giản giúp giảm nguy cơ phát triển rối loạn lo âu, trầm cảm_tỉ số ý
Theệnphápđơngiảngiúpgiảmnguycơpháttriểnrốiloạnloâutrầmcảtỉ số ýo National Geographic, báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về "Không gian xanh và Sức khỏe tinh thần" khẳng định thời gian dành cho thiên nhiên, kể cả trong đô thị hay ngoại ô, đều giúp cải thiện tâm trạng, khả năng tư duy và sức khỏe tâm thần.
Sam Delaney, một nhà văn sống ở London (Anh), bị rối loạn lo âu và stress mãn tính. Để giải quyết tình trạng căng thẳng, anh làm theo lời khuyên của người bạn là Gary Evans, một chuyên gia về phương pháp trị liệu tắm rừng. Đó là việc kết hợp chánh niệm và thiền định khi đắm mình trong không gian thiên nhiên, giúp cải thiện tâm trạng và các vấn đề sức khỏe thể chất.
Sau khi dành mỗi buổi một tuần đắm mình trong không gian của cây xanh, hồ nước, lắng nghe tiếng chim hót và tiếng gió, Delaney đã giảm dần chứng lo âu mãn tính, tinh thần cũng như thể chất mạnh mẽ, dẻo dai hơn.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Occupational & Environmental Medicine cũng chỉ ra người ghé thăm không gian xanh ít nhất 5 lần/tuần có xu hướng sử dụng ít thuốc tâm thần, chống tăng huyết áp và chống hen suyễn hơn so với những người ít tiếp xúc với thiên nhiên. Lợi ích từ việc gần gũi với thiên nhiên không chỉ giới hạn ở tinh thần mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.
Thiên nhiên chứa đựng nhiều yếu tố có khả năng “chữa lành”. Ví dụ điển hình là phong tục "tắm rừng" của người Nhật, hay còn gọi là Shinrin-yoku, nghĩa là việc đi bộ chậm rãi trong rừng và hít thở phytoncides - những hợp chất thơm từ cây cối. Việc này giúp giảm huyết áp, chứng trầm cảm và nâng cao sức khỏe tâm thần.
Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Frontiers in Psychologyvào năm 2019 chỉ ra rằng trẻ em sau những chuyến dạo bộ giữa lòng thiên nhiên thể hiện phản ứng nhanh nhẹn và sự tập trung vững vàng hơn so với khi họ di chuyển qua các khu vực đô thị.
Hasbach, tác giả của cuốn sách “Grounded: Nhật ký hướng dẫn giúp bạn tái kết nối với sức mạnh của thiên nhiên và chính mình”, chia sẻ rằng khi con người hòa mình vào thiên nhiên, họ thường chuyển sang một nhịp độ sống khác biệt. Sự chậm lại này là cơ hội để giác quan được đánh thức, cho phép họ đắm chìm trong mọi cảm xúc từ những gì họ quan sát, lắng nghe và cảm nhận.
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Environmental Researchđã phân tích ảnh hưởng của việc tiếp xúc với không gian xanh đối với việc giảm lo âu và trầm cảm ở lứa tuổi từ 14 đến 24. Phát hiện bất ngờ là sự yên tĩnh và khả năng phục hồi của không gian xanh giúp tăng cường sự tập trung và hạn chế suy nghĩ tiêu cực, từ đó giảm thiểu nguy cơ phát triển các rối loạn về lo âu, trầm cảm.
Trên một tầng giác quan khác, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hít thở các hợp chất hữu cơ bay hơi như limonene và pinene trong không gian rừng cây có thể làm giảm mệt mỏi tinh thần, kích thích sự thư giãn và nâng cao hiệu suất nhận thức, tâm trạng. Hoạt động ngoài trời như đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc làm vườn, khi kết hợp với cảnh quan tự nhiên, có thể tăng cường lợi ích cho sức khỏe.
Eileen Anderson, nhà nhân chủng học y tế và tâm lý, đồng thời là giáo sư về đạo đức y khoa tại Trường Y của Đại học Case Western Reserve ở Cleveland (Mỹ), nhấn mạnh rằng dù nghiên cứu gợi ý dành ít nhất 2 giờ/tuần trong môi trường xanh và gần nước, thì ngay cả chỉ vài phút hòa mình vào không gian tự nhiên cũng đủ để nâng cao tâm trạng và khả năng nhận thức. Việc nắm bắt những khoảnh khắc ngắn ngủi và đắm chìm trong thiên nhiên mỗi khi có dịp có thể tác động sâu sắc đến tinh thần, sức khỏe thể chất và sự thanh thản nội tâm.