Lũ lụt kỷ lục ở châu Âu, nhiều khu vực chìm trong biển nước_nhan dinh sassuolo
Số người chết vì lũ lụt ở Trung Âu đã tăng lên 8 vào ngày 15/9 khi hàng nghìn người phải sơ tán khỏi nhà ở Cộng hòa Séc sau những ngày mưa xối xả khiến các con sông vỡ bờ ở một số khu vực.
Vùng áp thấp được gọi là bão Boris đã gây ra những trận mưa như trút nước từ Áo đến Romania, dẫn đến một số trận lũ lụt tồi tệ nhất trong gần 3 thập niên tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề ở Cộng hòa Séc và Ba Lan. Tình hình dự đoán sẽ tiếp tục phức tạp với mưa và gió mạnh cho đến đầu tuần này.
Cuối tuần qua, hàng nghìn ngôi nhà bị hư hại, cầu bị cuốn trôi và ít nhất 250.000 hộ gia đình - chủ yếu ở Cộng hòa Séc - bị ảnh hưởng do mất điện.
Một người chết đuối ở tây nam Ba Lan vào ngày 15/9, một lính cứu hỏa tham gia nỗ lực cứu hộ đã thiệt mạng ở Áo và hai người nữa thiệt mạng ở Romania, nơi lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của 4 người vào hôm 14/9.
Tại Lower Austria, Áo, chính quyền tuyên bố khu vực này là vùng thảm họa và cảnh báo không nên đi lại nếu không cần thiết.
Một cây cầu bị sập ở thị trấn lịch sử Glucholazy của Ba Lan gần biên giới Séc và các quan chức địa phương đã ra lệnh sơ tán sớm vào ngày 15/9. Truyền thông địa phương cho biết một cây cầu khác đã bị sập ở thị trấn miền núi Stronie Slaskie, nơi một con đập bị vỡ, theo viện thời tiết Ba Lan.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, người đã đến thăm các khu vực bị ngập lụt gần đó, cho biết trên nền tảng X, chính phủ sẽ công bố tình trạng thảm họa và kêu gọi viện trợ từ Liên minh châu Âu.
Tại Cộng hòa Séc, cảnh sát cho biết họ đang tìm kiếm 3 người trong một chiếc ô tô lao xuống sông Staric hôm 14/9 gần Lipova-lazne, một ngôi làng cách thủ đô Praha khoảng 235km về phía đông. Lượng mưa trong khu vực đã lên khoảng 500mm kể từ giữa tuần trước.
Hình ảnh từ hiện trường cho thấy "biển" nước lũ tràn qua Lipova-lazne và Jesenik lân cận, làm hư hại một số ngôi nhà và cuốn theo các mảnh vỡ.
Mirek Burianek, một cư dân của Jesenik cho biết: "Chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Mạng internet không hoạt động, điện thoại không hoạt động... Chúng tôi đang chờ xem ai sẽ đến (để giúp đỡ)".
Pavel Bily, cư dân Lipova-lazne, nói với Reutersrằng lũ lụt thậm chí còn tồi tệ hơn những gì từng thấy vào năm 1997. "Nhà tôi chìm trong nước và tôi không biết liệu mình có quay lại được hay không", anh nói.
Người dân ở một số khu vực bị lũ lụt đang chuẩn bị ứng phó với tình trạng ngày càng xấu đi.
Tại thủ đô Budapest của Hungary, các quan chức đã nâng dự báo mực nước sông Danube trong nửa cuối tuần này lên hơn 8,5m, gần mức kỷ lục 8,91m ghi nhận vào năm 2013.