发布时间:2025-01-13 03:02:16 来源:Xổ số 88 作者:Cúp C2
Hồi tháng 4,ĐànôngcóđịavịởNhậtBảnmấtviệcvìchếgiễuphụnữket qua ti so bong da hom nay khi thuyết trình tại một trường đại học ở Tokyo, giám đốc của chuỗi nhà hàng Yoshinoya nói rằng chiến lược của công ty là thu hút các cô gái trẻ, "những người rời khỏi vùng nông thôn để ăn cơm bò khi họ vẫn còn trinh", theo Mainichi.
"Một khi được đàn ông đãi những bữa ăn đắt tiền, họ chắc chắn sẽ không ăn cơm bò nữa", người này tiếp tục.
Bài phát biểu nhanh chóng được chia sẻ lên mạng xã hội. Vị giám đốc nhận chỉ trích dữ dội và bị công ty sa thải sau 2 ngày.
Đây không phải lần đầu tiên các quan chức Nhật Bản vướng tranh cãi vì những nhận xét phân biệt giới công khai.
Trong cuộc họp hội đồng của Ủy ban Olympic Nhật Bản (JOC) vào ngày 3/2 năm ngoái, Yoshiro Mori, cựu Chủ tịch Ủy ban tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo, nói rằng "các cuộc họp có nhiều phụ nữ luôn mất rất nhiều thời gian".
"Ban tổ chức của chúng tôi cũng có một số phụ nữ, tôi nghĩ là khoảng 7 người. Tất cả họ đều biết vị trí của mình", ông nói thêm.
Lời nhận xét đã thu hút sự chỉ trích và làm gián đoạn quá trình chuẩn bị cho Olympic Tokyo. 9 ngày sau vụ việc, ông Mori đã thông báo từ chức.
Giáo sư Tadashi Nakamura của Đại học Ritsumeikan, người nghiên cứu về thủ phạm bạo lực gia đình, cho rằng cựu giám đốc điều hành Yoshinoya và ông Mori đều là những người đàn ông có địa vị cao trong xã hội nhưng không nhận thức được quan điểm phân biệt giới của mình.
"Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp và quan chức Nhật Bản ngày nay là nam giới và cơ cấu xã hội do nam giới thống trị vẫn tồn tại. Trong một xã hội như vậy, nam giới tăng cường mối quan hệ của họ bằng cách cùng coi thường phụ nữ".
Ông Nakamura còn đề cập đến khái niệm microaggression (ghép giữa micro: vi mô và aggression: sự tấn công, vi phạm). Microaggression được dùng để diễn tả sự phân biệt đối xử nhỏ nhặt xảy ra hàng ngày.
Trong trường hợp của cựu giám đốc Yoshinoya đó là câu chuyện mặc định nam giới trả tiền ăn cho phụ nữ. Những nhận xét phân biệt cũng bắt nguồn từ thành kiến rằng phụ nữ phụ thuộc tài chính vào đàn ông.
Nhà nữ quyền Fuemi chỉ ra rằng những bình luận của cựu giám đốc điều hành Yoshinoya "có thể nhằm mục đích gây cười".
Từ kinh nghiệm làm việc trong ngành quảng cáo hơn 10 năm của mình, cô tiết lộ rằng "có rất nhiều người đưa ra những tuyên bố lệch lạc như một phép loại suy để truyền đạt điều gì đó theo cách dễ hiểu".
Fuemi cho rằng những quan niệm như vậy bắt nguồn từ chế độ phụ quyền ẩn giấu trong các doanh nghiệp, tổ chức Nhật Bản.
"Trong một xã hội như vậy, những lời như 'tôi có thể đối xử tệ với phụ nữ như thế nào' lại trở thành câu chuyện đùa. Nhật Bản ngày nay được tạo nên từ những con người thăng tiến theo cách đó".
Theo công bố vào tháng 3/2021 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Nhật Bản xếp thứ 120/156 quốc gia trong chỉ số bất bình đẳng giới năm 2020.
Khoảng cách giới trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế của Nhật Bản không được cải thiện. Quốc gia này cũng xếp hạng thấp nhất trong số các nước thuộc nhóm G7.
Theo Zing
相关文章
随便看看