Theầnđộtquỵtrongnămngườiphụnữthoátchếthyhữdu đoán bóng dao Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), bệnh nhân là một phụ nữ 60 tuổi, người Ninh Thuận.
Năm 2019, bệnh nhân bị đột quỵ lần thứ nhất do tắc động mạch não giữa bên phải. Bà được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115 vào khoảng giờ thứ 12 sau khởi phát. Ê-kíp điều trị đã tiến hành lấy huyết khối bằng dụng cụ, tái thông hoàn toàn mạch máu. Bệnh nhân xuất viện và phục hồi vận động bình thường.
Đến tháng 10 vừa qua, người phụ nữ bị đột quỵ tái phát do tắc động mạch não giữa bên trái. Tại Bệnh viện Nhân dân 115, bà tiếp tục được ê-kíp can thiệp lấy huyết khối thành công.
Khi đến tái khám tại bệnh viện sau 2 tuần, bệnh nhân đột ngột liệt nửa người bên phải. Bác sĩ phát hiện bà bị tắc động mạch cảnh trong bên trái và nhanh chóng tiến hành can thiệp lấy huyết khối, tái thông hoàn toàn.
Sau một tuần xuất viện, bệnh nhân dù chưa đi lại được nhưng đã cải thiện đáng kể sức cơ tay và chân trái. Bác sĩ cho biết nguyên nhân của cả 3 lần đột quỵ nói trên là do rung nhĩ.
Theo y văn hiện nay, dù lấy huyết khối bằng dụng cụ là phương pháp điều trị đột quỵ cấp hiệu quả nhất nhưng chỉ khoảng 50% bệnh nhân phục hồi tốt. Khả năng thành công sau lần thứ hai sẽ thấp hơn rất nhiều và bệnh nhân cũng khó có cơ hội được can thiệp đến lần thứ ba.
Do đó, bác sĩ Thắng nhận định trường hợp người bệnh trên là cực kỳ may mắn và hy hữu. Đồng thời, tình huống này cũng cho thấy việc phòng ngừa đột quỵ tiên phát và thứ phát tại Việt Nam vẫn kém hiệu quả.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Thế Dũng, Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp tim phổ biến nhất ở người trưởng thành (chiếm khoảng 2%) và tăng dần theo thời gian. Bệnh rung nhĩ có thể chiếm hơn 10% ở người trên 65 tuổi.
Bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ tăng gấp 5 lần so với người không bị rung nhĩ. Khoảng 20-30% bệnh nhân đột quỵ thiếu máu cục bộ liên quan đến rung nhĩ.
Sử dụng thuốc kháng đông là một trong những biện pháp phòng ngừa đột quỵ tốt nhất với người bệnh rung nhĩ. Đồng thời, người bệnh phải kiểm soát và điều trị yếu tố nguy cơ như huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường...
Đột quỵ ở tuổi 26, cuộc đời tôi hồi sinh nhờ yogaNăm 26 tuổi, cuộc sống của tôi hoàn toàn thay đổi khi cơn đột quỵ bất ngờ ập đến vào một buổi sáng. Sau khi được cấp cứu, tôi bắt đầu học lại từng động tác như của một đứa trẻ vì biến chứng liệt nửa người.