- Cứ 5 học sinh thì có 4 em gặp khó khăn trong việc tập trung trên lớp do ảnh hưởng trực tiếp từ giấc ngủ. Có 44,ọcsinhkêucứuvìthiếungủtrầmtrọsoi keo cup c11% học sinh không ngủ trưa, hơn 50% học sinh đi ngủ sau 23h và thức dậy trước 5h30 sáng. Việc thiếu ngủ trầm trọng dẫn tới nguy cơ trầm cảm, rối loạn cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống.
Thiếu ngủ trầm trọng
Đây kết quả đề tài nghiên cứu khoa học Vấn đề thiếu ngủ của học sinh THPT ở TP.HCMcủa hai học sinh Trần Thùy Trang và Phạm Thị Khánh Vy, Trường THPT Gia Định (TP.HCM). Đề tài được trưng bày tại vòng chung kết cấp thành phố cuộc thi Nghiên cứu Khoa học dành cho học sinh trung học năm 2017-2018 do Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức sáng ngày 4/1.
Nhận thấy giấc ngủ của học sinh đang bị “đánh cắp”trầm trọng bởi việc học, thi cử, công nghệ thông minh, nhiều bạn cùng trường ngủ gật, mắt không thể mở ngay tiết đầu tiên trên lớp..., bản thân Trang và Vy cũng có thời gian mắc chứng thiếu ngủ, đi học trong tình trạng uể oải nên hai em đã nghiên cứu đề tài này.
Trần Thùy Trang và Phạm Thị Khánh Vy đang trình bày đề tài của mình |
Khi khảo sát 7.363 bạn học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố, Trang và Vy đã thu được nhiều kết quả đáng báo động về giấc ngủ của học sinh.
Cụ thể, cứ 5 học sinh thì có đến 4 em gặp khó khăn trong việc tập trung trên lớp do ảnh hưởng trực tiếp từ giấc ngủ. Có hơn một nửa học sinh được khảo sát đi ngủ sau 23h, trong đó 39,8% đi ngủ vào lúc 23h đến 0h, 20,7% học sinh đi ngủ sau 0h sáng. Số học sinh đi ngủ trước 22h chỉ chiếm 8,6%. Cũng theo nghiên cứu này, có 81,8% học sinh ngủ dưới 7 tiếng mỗi ngày, và có đến 13,7% học sinh ngủ dưới 5 tiếng.
Nghiên cứu cũng chỉ ra dù đi ngủ muộn nhưng học sinh phải thức dậy sớm để đi học. Có 59% học sinh phải thức dậy từ lúc 5h30 đến 6h, 31,3% học sinh thức dậy sớm hơn, trong khoảng thời gian từ 5h đến 5h50. Có 9,1% học sinh thức dậy trước 5h và chỉ có 0,6% học sinh thức dậy sau 6h sáng. Có tới 44,1% không được ngủ trưa.
Có 92,5% học sinh biết rằng nhu cầu giấc ngủ của cơ thể là từ 7-9 giờ đồng hồ mỗi ngày. Tuy nhiên số học sinh đạt được điều này vô cùng ít.
Nếu không phải đi học, sẽ có 84,8% học sinh được ngủ từ 7 tiếng trở lên, cao gấp 18,1% so với ngày phải đi học. Do vậy, chỉ vào ngày nghỉ, học sinh mới được tăng đáng kể thời gian ngủ.
Nguyên nhân do đâu?
Theo Trang và Vy, có nhiều lý do khiến học sinh bị thiếu ngủ, nhưng nguyên nhân lớn nhất là áp lực học tập.
Trong đó, áp lực bởi chuyện kiểm tra và thi cử là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến tình trạng thiếu ngủ của học sinh phổ thông. Cụ thể, thiếu ngủ do chuẩn bị cho kỳ thi chiếm 90%, do có bài kiểm tra vào ngày hôm sau là hơn 89% và do làm bài tập và học bài là 86,8%...
Học sinh ngủ gục trên đường tới trường |
Học sinh phải dành thời gian làm bài tập, học bài ở nhà quá nhiều, mất thời gian chuẩn bị cho các kỳ thi. Ngoài ra, những căng thẳng từ cuộc sống, học hành cũng tác động không nhỏ đến giấc ngủ học sinh.
Tuy nhiên, còn một nguyên nhân khác cũng nghiêm trọng không kém là ảnh hưởng từ mạng xã hội.
"Có 5.000 học sinh được hỏi cho rằng việc lên mạng sử dụng Facebook, Instagram, Youtube... đã làm giảm thời gian dành cho việc ngủ. Như vậy, việc lạm dụng các mạng xã hội đã và đang phổ biến, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ học sinh nếu sử dụng không đúng cách" - hai học sinh thực hiện đề tài cho biết.
Một nguyên nhân khác cũng được nhóm nghiên cứu chỉ ra là do học sinh sắp xếp thời gian không hiệu quả hoặc thời khóa biểu chưa hợp lý.
Dễ bị trầm cảm
Theo nghiên cứu của Trang và Vy, việc thiếu ngủ đã khiến học sinh bị rối loạn giấc ngủ. Cụ thể, với thời gian ngủ như hiện tại có hơn 80% học sinh cho biết gặp khó khăn trong việc giữ tỉnh táo, tập trung học bài trên lớp. Vì vậy, nhiều em lên lớp đã ngủ gật hoặc uể oải.
Việc thiếu ngủ này đã gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần, kết quả học tập cũng như sự phát triển toàn diện của học sinh. Nguy hiểm hơn, nếu hệ quả này kéo dài sẽ dẫn tới nguy cơ tồi tệ như trầm cảm, rối loạn cảm xúc hay có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống.
Giải pháp mà nhóm nghiên cứu đưa ra để khắc phục tình trạng trên là chính cá nhân học sinh phải có phương pháp sắp xếp thời gian học hành, vui chơi hợp lý để không làm ảnh hưởng với giấc ngủ. Mặt khác, học sinh cũng phải được "giải phóng" khỏi những áp lực đang đè nặng lên các em hàng này.
Hai học sinh đã đề xuất các cơ quan chức năng ba giải pháp khác, gồm lùi giờ học tiết đầu tiên, thay đổi thời khóa biểu cho phù hợp và giảm bớt bài tập về nhà.
Bên cạnh đó, bộ ảnh "Hãy cho em ngủ"được Trang và Vy thực hiện để lên tiếng thay cho các bạn học sinh THPT, gửi đến Sở GD-ĐT những kiến nghị về giải pháp tăng cường sức khỏe và chất lượng học tập.
Lê Huyền