Theầusốngảbảng xếp hạng paraguayo tôi, vấn đề "giới trẻ sống ảo" về bản chất là điều hết sức bình thường, không phải là một thứ bất thường như trong hầu hết suy nghĩ của "giới già" chúng ta. Bởi vì bản chất của những thứ giới trẻ đưa lên mạng xã hội cũng không khác gì với suy nghĩ của người trưởng thành.
Là con người, hẳn ai cũng đều muốn bạn bè trên mạng xã hội sẽ thấy những điều đẹp đẽ nhất mà mình phô ra. Ví dụ như việc phần đông người lớn tuổi về hưu thường đăng ảnh đi du lịch đây đó, chẳng phải chúng ta cũng đang muốn cho bạn bè nhìn thấy cuộc sống hưởng thụ khi về già của mình sao? Nói cách khác, đó là cuộc sống hưởng thụ trong mơ, kiểu mẫu của phần lớn người lớn tuổi ở Việt Nam.
Trong khi phần đông người lớn tuổi ở nước ta sống cùng con, phụ thuộc kinh tế vào con, hằng ngày chăm những đứa cháu lười ăn, thậm chí phải đi làm thuê để không phải xin con tiền tiêu xài cá nhân. Và đương nhiên, chẳng ai muốn đăng những thứ đó lên mạng. Chúng ta ai cũng muốn mình nổi bật, được người khác khen ngợi, ngưỡng mộ.
Giới trẻ cũng giống như vậy. Thử hỏi bao nhiêu bạn trẻ (con nhà nghèo) tự hào về hoàn cảnh nghèo khó của mình để mà khoe lên mạng? Chẳng ai muốn bạn bè trên mạng xã hội biết mình nghèo như thế nào cả? Trong khi phần đông chúng bạn thường xuyên đăng ảnh check-in quán cà phê sang chảnh, điện thoại mới, quần áo đẹp đi sự kiện, thậm chí bắt đầu khoe cơ thể với dáng chuẩn, thì việc những đứa trẻ của chúng ta đăng lên mạng xã hội những thứ tương tự cũng chẳng có gì lạ cả.
>> Đâm đầu vào 'sống ảo'
Người lớn thừa biết mặt trái của "lối sống ảo" vì chúng ta đã có đủ trải nghiệm những điều đó trong cuộc sống. Trong khi đó, bọn trẻ học còn chưa nên hồn, làm sao có được những chiêm nghiệm như người lớn để hiểu rõ vấn đề. Chẳng nói đâu xa, xung quanh chúng ta, có không ít những người đã lập gia đình và thường xuyên đăng ảnh gia đình du lịch, hạnh phúc, yêu thương con cái, yêu chồng, yêu vợ. Nhưng thực tế ngoài đời, ai ở gần mới biết được cuộc sống gia đình họ không được toàn màu hồng như thế.
Nhưng nếu nhìn nhận một cách khách quan, liệu những thứ "giả tạo" mà họ đăng lên mạng có phải chỉ xấu xa? Đôi khi, có những điều người ta đăng lên, dẫu không có thực, nhưng lại là ước muốn, khát khao, mong được giải tỏa trong một khoảnh khắc nào đó của cuộc sống mà thôi. Đó chẳng phải là "sống ảo" sao, nhưng có đáng bị đánh giá bằng ánh nhìn ác cảm?
Tôi không phải là người phản đối cuộc sống gia đình, tuy nhiên, phải thành thực công nhận có không ít những trường hợp như trên. Nếu tư duy của bọn trẻ không được khai mở thì việc khoe mấy chuyện "sống ảo" trên mạng như vậy cũng là điều bình thường.