Hàng loạt máy X-quang ở các cơ sở y tế Quảng Ngãi ‘đắp chiếu’ gây lãng phí hàng tỉ đồng. Chiều 21/8/2016,Đắpchiếumáyxétnghiệmbạctỉchỉvìthiếungườlich thi dau cup y ông Phạm Lương Sơn - Phó TGĐ Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã trao đổi với báo chí về vấn đề này. Nhiều địa phương ‘treo máy’ vì thiếu nhân lực đạt chuẩn Ông Sơn cho biết: “Một số bệnh viện tuyến huyện được đầu tư máy móc, chủ yếu là máy chụp Xquang từ nhiều nguồn tài chính. Đầu tư máy nhưng đầu tư chưa đồng bộ. Các cơ sở có máy nhưng lại thiếu nhân lực đạt chuẩn nên BHXH đã từ chối thanh toán, dẫn đến việc máy móc bám bụi, không được sử dụng". Máy chụp X-quang hiện đại đang đắp chiếu trong bệnh viện vì thiếu nhân lực đạt tiêu chuẩn vận hành. Ảnh minh họa Cụ thể, năm 2013, Trung tâm y tế huyện Trà Bồng được đầu tư máy chụp X-quang theo dự án hỗ trợ vùng y tế duyên hải Nam Trung bộ đầu tư với kinh phí hơn 1 tỷ đồng. Ban đầu máy được vận hành đều nhưng cuối năm 2015 thì phải ngưng hoạt động vì không có cán bộ chụp X-quang có bằng cử nhân. Hiện trung tâm y tế huyện Tây Trà được đầu tư máy X-quang nhưng không có bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh nên kỹ thuật này do y sỹ đảm nhận. Phó Giám đốc BHXH Quảng Ngãi Bùi Quang Danh cho biết, tại một số cơ sở y tế việc thực hiện chẩn đoán hình ảnh như X-quang, MRI, CT-Scanner… lại không do bác sĩ chuyên khoa X-quang có chứng chỉ hành nghề đọc và kết luận, kết quả xét nghiệm không được trưởng khoa xét nghiệm là bác sĩ hoặc cử nhân sinh học, cử nhân hoá học hoặc dược sỹ, kỹ thuật viên xét nghiệm (tốt nghiệp CĐ, ĐH) có chứng chứng chỉ hành nghề ký duyệt. Những khó khăn trên không những ảnh hưởng đến công tác KCB tại địa phương mà còn tạo nên nhiều khó khăn trong công tác giám định, thanh toán BHYT. Phó Tổng Giám đốc Phạm Lương Sơn cho biết, việc lãng phí này đã diễn ra ở một số địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau…. Nhiều địa phương đã phải “treo máy” vì không đủ nhân lực đảm bảo đủ điều kiện. Vận hành máy không đúng chuẩn, BHXH từ chối chi trả Trước tình hình đó, ngày 03/6/2016, Bộ Y tế cũng có công văn 3356/BYT-KCB hướng dẫn khi thanh toán BHYT liên quan đến đọc và ký kết luận cận lâm sàng. Theo đó, đối với các cơ sở chưa có nhân lực đạt chuẩn, Sở Y tế phải điều động bác sĩ từ tuyến trên về để thẩm định và ký xác nhận vào các xét nghiệm, chụp X-quang hợp lý, đúng quy trình để làm cơ sở thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT. Công văn 3356/BYT-KCB nêu rõ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cử người có đủ điều kiện theo quy định của Quy chế bệnh viện đọc và ký thẩm định kết quả xét nghiệm, chụp X-quang hoặc báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (Sở Y tế, Y tế Bộ, ngành hoặc Bộ Y tế) để cơ quan quản lý cấp trên cử người có đủ điều kiện theo quy định đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét, thẩm định kết quả xét nghiệm, chụp X-quang đối với các hồ sơ, bệnh án chưa được quyết toán. Nếu thấy kết quả xét nghiệm, chụp X-quang là hợp lý và đúng quy trình thì ký xác nhận đã thẩm định để làm cơ sở thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT. Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung thẩm định nêu trên. Cũng theo Công văn 3356/BYT-KCB, đối với các trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa) và các cơ sở khám, chữa bệnh ở đảo: Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định và ký xác nhận vào kết quả xét nghiệm, chụp X-quang để làm cơ sở thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT. Nguyên nhân chính khiến việc không thể triển khai hoạt động những máy X-quang tại Quảng Ngãi như trên, vì: Các cơ sở thiếu nhân lực đạt tiêu chuẩn vận hành cũng như đánh giá kết quả. Khi tiến hành giám định kết quả, do không đạt yêu cầu quy định, BHXH đã từ chối thanh toán những khoản chi phí liên quan phát sinh, dẫn đến việc máy móc nằm “đắp chiếu”. “Theo quy định của Bộ Y tế, nhân viên y tế đọc kết quả xét nghiệm, X-quang, siêu âm phải là bác sĩ đã được cấp chứng chỉ hành nghề. Nếu được cấp chứng chỉ hành nghề thì phải có ít nhất 5 năm hành nghề trở lên. Đối với kỹ thuật viên vận hành máy, quy định yêu cầu phải là cử nhân được đào tạo chuyên môn. Nếu người vận hành máy không đúng chuẩn, người “đọc” và ký kết quả xét nghiệm không phải là bác sĩ được cấp chứng chỉ hành nghề thì sẽ không đáp ứng quy định. Khi giám định kết quả, cơ quan BHXH sẽ từ chối chi trả. “Thậm chí cơ quan BHXH có chấp nhận chi trả thì khi kiểm toán, kết quả này sẽ chấp nhận” - ông Phạm Lương Sơn nói. Không chỉ có vậy, đại diện BHXH VN cho rằng, với kết quả xét nghiệm chưa đạt chuẩn như trên, khi bệnh nhân được chuyển lên tuyến trên thì khả năng nhiều là cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên cũng sẽ từ chối kết quả này. Người bệnh sẽ phải đi làm lại các xét nghiệm tương tự. Việc này dẫ tới hậu quả tốn kém tiền bạc và thời gian. Chưa kể ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý người bệnh và gia đình.