Doanh nhân công nghệ Việt kiến nghị gì lên Thủ tướng?_tỷ số anh hôm nay

Ngày 12/10,âncôngnghệViệtkiếnnghịgìlênThủtướtỷ số anh hôm nay Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp mặt các doanh nhân, nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) để ghi nhận, biểu dương đóng góp, lắng nghe những mong muốn, nguyện vọng của họ và khẳng định tiếp tục chia sẻ, đồng hành với đội ngũ doanh nhân Việt Nam.

Tham dự cuộc gặp mặt có 72 đại biểu đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân, hợp tác xã thuộc các thành phần kinh tế.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, nhân ngày truyền thống của đội ngũ doanh nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, sự kiện này một mặt thể hiện tình cảm nhân ngày truyền thống của đội ngũ doanh nhân, thể hiện tri ân, ghi nhận, đánh giá của nhân dân, Đảng và Nhà nước với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Đồng thời, tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp, xây dựng, chia sẻ của cộng đồng doanh nghiệp với Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ, trên cơ sở đó, tiếp tục có chủ trương, chính sách hỗ trợ kịp thời và hiệu quả.

Đề xuất Chính phủ cho đầu tư hạ tầng công nghệ số

Thay mặt hơn 50.000 doanh nhân công nghệ Việt Nam, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC đã khẳng định, sự chỉ đạo thống nhất, quyết liệt và kịp thời của Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 với chiến lược 5K + vắc-xin + Công nghệ, cùng sự đồng lòng của nhân dân cả nước đã giúp cho tình hình dịch bệnh ở nước ta cơ bản được kiểm soát, tâm lý người dân, doanh nghiệp dần ổn định.

“Tôi cho rằng “Công nghệ và chuyển đổi số” chính là liều vắc xin hữu hiệu và cần thiết giúp đất nước ta nói chung và doanh nghiệp nói riêng ứng phó với Covid-19. Nói cách khác, công nghệ và chuyển đổi số là xu thế hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ hậu Covid-19. Và các doanh nghiệp công nghệ số sẽ là đội ngũ tiên phong, là nòng cốt trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Việt Nam đã có chương trình chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, Việt Nam đã xác định chuyển đổi số là một trong những đột phá chiến lược của giai đoạn phát triển 10 năm tới nhằm đưa đất nước phát triển bứt phá, trở thành quốc gia mạnh về CNTT. Chúng tôi mong muốn Việt Nam trở thành trung tâm dịch vụ số Digital HUB của khu vực Châu Á Thái Bình Dương - APAC”, ông Chính nói.

{keywords}
Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC đã gửi đến Thủ tướng 2 kiến nghị quan trọng để thúc đẩy phát triển ngành ICT.

Hiện có nhiều doanh nghiệp nước ngoài từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… chọn Việt Nam làm cứ điểm cung cấp dịch vụ công nghệ số toàn cầu của họ như Samsung đã đầu tư Trung tâm R&D tại Việt Nam. Ngay trong thời gian dịch bệnh, CMC và Samsung SDS đã thiết lập Trung tâm dịch vụ GDC với hàng nghìn nhân sự cao cấp. Tập đoàn CMC đánh giá và tin tưởng Việt Nam hội tụ những điều kiện cần và đủ để trở thành Digital HUB của khu vực APAC. CMC đã sẵn sàng xây dựng và triển khai dự án hạ tầng số với sự ủng hộ của Chính phủ.

Cũng tại cuộc gặp mặt này, ông Nguyễn Trung Chính đưa 2 đề xuất lên Thủ tướng. “Đề nghị nhanh chóng khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội theo điều kiện bình thường mới để phát triển kinh tế theo tinh thần nhanh nhất có thể hỗ trợ doanh nghiệp và doanh nhân vượt qua khó khăn, tập trung cho phát triển kinh tế. Bởi nhanh thì thắng, nhanh mới chớp được cơ hội trong khó khăn. Chúng ta đã có tinh thần công dịch như chống giặc, nay với tinh thần đó chúng tôi cũng muốn Chính phủ chống suy giảm kinh tế theo tinh thần "thần tốc tiến công quyết chiến quyết thắng" trên mặt trận kinh tế. Đề nghị Chính phủ mạnh dạn giao cho các tập đoàn, doanh nghiệp CNTT trong nước các dự án về phát triển hạ tầng công nghệ số, nếu được Chính phủ chấp thuận và cho phép, CMC xin sẵn sàng đầu tư vào hạ tầng số Digital HUB quy mô 1 tỷ USD”, ông Chính nói.

Doanh nghiệp công nghệ nhận sứ mệnh tiên phong

Cũng tại buổi gặp mặt này, ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel cho biết, doanh nghiệp Việt Nam hiểu rằng không phải ai khác mà chính họ là lực lượng chính đóng góp cho ngân sách Nhà nước, phát triển kinh tế đất nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và đóng góp cho việc kinh tế Việt Nam có tăng trưởng hay không, hình ảnh Việt Nam đến với thế giới thế nào?

Ông Dũng đánh giá, Chính phủ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, doanh nghiệp có cơ hội thực hiện sứ mệnh của mình. Lực lượng doanh nhân đã nhận được định hướng chỉ đạo, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Hàng loạt chỉ thị được ban hành để phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; mục tiêu hướng tới là xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, tham gia tích cực vào chuỗi gía trị toàn cầu, tầm cỡ khu vực và thế giới.

Bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo của mình, Viettel tuyên bố sứ mệnh tiên phong, chủ lực sáng tạo xã hội số với mong muốn tổng hợp sức mạnh của các tổ chức, cá nhân, phát triển đất nước trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Với tất cả thế mạnh về công nghiệp hạ tầng, tài chính, công nghệ và con người, Viettel đã nỗ lực hết sức cùng Chính phủ, nhân dân thực hiện mục tiêu kép. Covid-19 buộc chúng ta phải chuyển đổi số nhanh hơn, quyết liệt chuyển đổi số y tế, giáo dục, giao thông, thương mại, xây dựng đô thị thông minh và Chính phủ số.

Phát biểu tại cuộc gặp, Thủ tướng bày tỏ sự cảm ơn, tri ân đội ngũ doanh nhân luôn đồng hành cùng đất nước với những nỗ lực, đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, góp phần thực hiện khát vọng xây dựng Việt Nam hùng cường và thịnh vượng.

{keywords}
Thủ tướng gặp mặt 72 đại biểu đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân, hợp tác xã thuộc các thành phần kinh tế.

Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, đất đai, hạ tầng, nhân lực, tiết giảm chi phí cho sản xuất kinh doanh. Chính phủ sẽ rà soát, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách kích cầu tiêu dùng, đầu tư, hỗ trợ cả phía cầu và phía cung. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, lãi suất, phối hợp đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả giữa các chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ để giữ vững, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, vừa hỗ trợ, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, vừa phục vụ phòng, chống dịch.

Nguyễn Thái

Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số

Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử vừa được kiện toàn, đổi tên thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số. Ủy ban có 16 thành viên, Chủ tịch Ủy ban là Thủ tướng Chính phủ.

La liga
上一篇:Loạt sân khấu kịch TP. HCM lại đóng cửa sân khấu vì sợ dịch Covid
下一篇:'Hoa hậu 3 con' Phương Lê nền nã trong tà áo dài ngày Tết