Bệnh viện yên tâm sửa chữa,ôngtưmớicủaBộYtếgiúpgỡrốigóithầumuatrangthiếtbịytếkết quả bóng đá indonesia liga 1 thay linh kiện
Sáng 3/7, Sở Y tế TP.HCM đã giao ban phổ biến Thông tư 14 của Bộ Y tế về quy định trình tự, thủ tục xây dựng giá gói thầu mua sắm hàng hóa và cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tếtại các cơ sở y tế công lập.
Đại diện Phòng kế hoạch tài chính, Sở Y tế TP.HCM, cho rằng đây là một thông tư mà ngành y tế rất trông chờ. Theo đó, hồi tháng 3, Nghị quyết 30 của Chính phủ ban hành đã gỡ rối về việc xây dựng gói thầutrang thiết bị.Tuy nhiên, các gói thầu hàng hóa dịch vụ liên quan đến trang thiết bị như linh kiện, phụ kiện, dịch vụ bảo hành bảo trì vẫn chưa được huớng dẫn. Thông tư 14 giải quyết được tắc nghẽn này.
Cũng theo quy định mới của Bộ Y tế, khi xây dựng giá gói thầu mua sắm hàng hóa và cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế, chủ đầu tư xác định giá gói thầu theo một trong 3 phương pháp: Thu thập báo giá; Khảo sát giá trúng thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; Kết quả thẩm định giá.
Phương pháp được sử dụng đầu tiên là thu thập báo giá. Trường hợp sử dụng từ 2 phương pháp xác định giá gói thầu trở lên thì có thể được lựa chọn giá cao nhất, phù hợp với khả năng tài chính và yêu cầu chuyên môn.
Riêng đối với phương pháp sử dụng kết quả thẩm định giá, điểm mới ở Thông tư 14 là chủ đầu tư không phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định giá do đơn vị thẩm định giá cung cấp.
Theo đại diện Phòng kế hoạch tài chính, Sở Y tế TP.HCM, trước đây, nếu kết quả thẩm định giá không phù hợp hoặc có vấn đề sai phạm, chủ đầu tư vẫn phải chịu một phần trách nhiệm. Trong khi thực tế, việc kiểm tra rà soát lại các báo cáo thẩm định giá lại vượt khả năng của chủ đầu tư.
“Thông tư 14 quy định rõ chủ đầu tư không phải chịu trách nhiệm về thẩm định giá do các đơn vị thẩm định giá cung cấp. Điều này phù hợp với thực tiễn”, đại diện phòng Kế hoạch tài chính, Sở Y tế TP.HCM nói.
Thông tư chỉ có hiệu lực đến hết năm 2023
Chia sẻ với VietNamNet,bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM) cho rằng Nghị quyết 30 trước đây của Chính phủ và nay là Thông tư 14 của Bộ Y tế đã giao quyền nhiều hơn cho Hội đồng khoa học công nghệ của các bệnh viện. Hội đồng này tự quyết việc đảm bảo chất lượng của các sản phẩm và khả năng mua sắm của đơn vị.
Ông lấy ví dụ khi mua một thiết bị y tế, đơn vị khoa, phòng trực tiếp sử dụng thiết bị sẽ biết rõ ưu khuyết điểm của từng sản phẩm và có ý kiến. Từ đó, Hội đồng khoa học công nghệ sẽ xem xét dựa trên tổng thể chứ không chỉ tập trung về giá.
“Tiếng nói chuyên môn sẽ được ưu tiên hơn. Hội đồng khoa học công nghệ sẽ cân nhắc trên tổng thể và nguồn tiền của đơn vị”, bác sĩ Khanh bày tỏ.
Cùng quan điểm, bác sĩ Cao Tấn Phước, Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức, cho biết theo Thông tư 14, các bệnh viện thuận lợi hơn trong việc lấy báo giá để xây dựng giá gói thầu: không nhất thiết phải lấy đủ 3 bảng báo giávà cũng không cần phải lấy giá thấp nhất như trước đây.
Theo đó, Hội đồng khoa học công nghệ của bệnh viện có quyền quyết định lấy giá cao hơn nhưng phải phù hợp với nhu cầu. "Hội đồng sẽ quyết định mua cái gì, sử dụng nguồn tiền từ đâu sao cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ của bệnh viện và phục vụ tốt nhất cho người bệnh. Công việc phải đặt lên hàng đầu", bác sĩ Phước nói.
Ông nhắc lại hệ luỵ của việc "lấy giá thấp nhất" trước đây đã sinh ra chuyện trang thiết bị mua về nhưng sử dụng không được. Thông tư 14 khắc phục được tình trạng các cơ sở y tế phải mua trang thiết bị rẻ nhất, không đáp ứng yêu cầu chuyên môn trong khám chữa bệnh.
Tuy nhiên, do thông tư được ban hành nhằm thể chế hóa Nghị quyết 30 của Chính phủ nên có hiệu lực đến hết năm 2023. Một số lãnh đạo bệnh viện gọi đây là giải pháp tình thế. Để giải quyết về lâu dài, việc luật hóa các văn bản nêu trên cần phải sớm tính đến.
“Thông tư 14 của Bộ Y tế mang ý nghĩa là giải pháp tình thế, hết năm 2023 sẽ hết hiệu lực nên chỉ gỡ rối cho một số bệnh viện đang có gói dự án mua sắm đã lên kế hoạch từ trước", một phó giám đốc của bệnh viện hạng 1 ở TP.HCM nói.