Bồn bồn (cây nỏ nến) là loại cây hoang dại mọc nhiều ở vùng ngập nước Bạc Liêu,ờloàicỏdạinàybàconmiềnTâykiếmbộntiềtrực tiếp bóng đá kèo nhà cái Sóc Trăng, Cà Mau. Từ một loài cỏ dại, nay bồn bồn trở thành loại rau hái ra tiền của người dân miền Tây.
Ở một số xã thuộc huyện U Minh và Cái Nước, tỉnh Cà Mau, bà con còn trồng loại cây này với diện tích lớn, có thể thu hoạch quanh năm và bán đi khắp mọi miền đất nước.
Chị Trần Thị Kiều (ngụ xã Khánh An, huyện U Minh) cho biết, gia đình có 2ha trồng lúa nhưng vì đất thường xuyên nhiễm phèn nên hiệu quả mang lại không cao.
“Chúng tôi mạnh dạn chuyển qua trồng bồn bồn thì kết quả rất bất ngờ. Cây phát triển nhanh, chi phí đầu tư thấp, chủ yếu bỏ công ra lấy lời. Trồng 3 đến 4 tháng cho thu hoạch lứa đầu tiên”, chị Kiều chia sẻ.
Người dân này cũng cho biết thêm, công đoạn thu hoạch bồn bồn là vất vả nhất với họ bởi phải ngâm mình, lội hàng tiếng đồng hồ trong nước sâu. Tuy nhiên, bồn bồn được mùa, giá trị gấp nhiều lần trồng lúa nên họ rất phấn khởi.
Theo chị Kiều, khoảng thời gian nhàn rỗi, chị thường đi lột vỏ bồn bồn cho các hộ dân khác trong ấp. Mỗi buổi như vậy chị kiếm từ 100.000 – 120.000 đồng. Do đây là công việc nhẹ nhàng, chủ động thời gian, gần nhà nên chị Kiều cùng các chị em khác đã gắn bó nhiều năm nay và có thêm thu nhập ổn định từ 3 - 4 triệu đồng/tháng.
Phát triển kinh tế nhờ vào cây bồn bồn, anh Phạm Văn Dư (ngụ xã Khánh An) cho biết, trừ các chi phí mướn nhổ, thuê nhân công tách vỏ, gia đình anh có thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng.
Mô hình trồng bồn bồn đã và đang mở ra nhiều triển vọng cho bà con nông dân ở huyện U Minh trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập và được xem như là “cây xoá nghèo” của địa phương.
Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương
Nảy sinh ý tưởng sơ chế bồn bồn bán cho khách du lịch, vợ chồng chị Phạm Thị Dung (ngụ xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước) quyết định thuê nhà ở sát Quốc lộ 1 để thuận tiện bán đặc sản quê nhà.
Chị Dung cho biết, bồn bồn sau khi nhổ về cần sơ chế hết phần lá già, chỉ giữ lại lõi non ở phần gốc dài khoảng 40cm. Phần này được rửa qua nước muối pha loãng, để ráo nước, chẻ làm đôi rồi sắp vào túi. Cuối cùng đổ nước vo gạo vào ngâm, qua 3 ngày là có được món dưa bồn bồn.
Dưa bồn bồn thành phẩm được chị Dung bán với giá 80.000 đồng/kg. Nhận thấy tín hiệu tích cực khi đưa dưa bồn bồn ra thị trường tiêu thụ và được nhiều khách hàng tin dùng, chị Dung đã tăng cường xúc tiến thương mại, trưng bày sản phẩm tại các hội chợ.
Đồng thời, chị từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện về mẫu mã để tham gia vào chương trình OCOP. Năm 2021, sản phẩm dưa bồn bồn của chị được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.
“Mình luôn tâm niệm phải giữ nguyên hương vị dưa bồn bồn mà ông cha để lại, nói không với hoá chất. Mong sao dưa bồn bồn được người tiêu dùng đón nhận như một món đặc sản thơm ngon từ vùng đất Cà Mau”, chị Dung cho hay.
17 ao nuôi ‘báu vật’ giúp người đàn ông miền Tây trở thành tỷ phúVới 17 ao nuôi tôm, mỗi vụ anh Ngô Văn Đệ ở huyện Duyên Hải, Trà Vinh thu về từ 1 - 4 tỷ đồng. Anh trở thành tỷ phú miền Tây. 顶: 827踩: 541
评论专区