Ca sĩ Hà Anh Tuấn “thức tỉnh” việc học tiếng Anh nhờ câu nói của người lái xích lô_union berlin – gladbach
作者:Thể thao 来源:La liga 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-15 16:07:28 评论数:
- Chỉ với một câu nói của người lái xích lô tại chợ Bến Thành,ĩHàAnhTuấnthứctỉnhviệchọctiếngAnhnhờcâunóicủangườiláixíchlôunion berlin – gladbach TP.HCM đã khiến ca sĩ Hà Anh Tuấn phải thay đổi cách học ngoại ngữ của mình.
Xuất hiện tại buổi tọa đàm Live Your Dream nằm trong khuôn khổ vòng chung kết Hội thi Olympic tiếng Anh lần thứ hai do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, các vị diễn giả đã có cuộc trò chuyện xoay quanh chủ đề tầm quan trọng của tiếng Anh trên con đường theo đuổi ước mơ.
Các vị diễn giả trong buổi tọa đàm Live Your Dream
Với khả năng nói thành thạo 2 ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Đức, nam ca sĩ Hà Anh Tuấn cho rằng, không phải ngay từ đầu bản thân anh đã có cách tiếp cận đúng với những thứ ngôn ngữ này.
Một lần tình cờ nghe được câu nói của người lái xích lô tại chợ Bến Thành với vị khách nước ngoài đã khiến anh thay đổi hoàn toàn trong cách nghĩ.
Câu nói tuy đơn giản nhưng khiến anh nhớ mãi: Sir, one you one dollar, two you two dollar. I discount, two you one dollar. You OK you go, you no ok, fine.
“Giây phút đó tôi bỗng giật mình. Tại sao một người lái xích lô lại có thể nói trơn tru, dễ hiểu, phong thái tự tin đến thế mà chưa bao giờ mình nói chuyện được như vậy”.
Sau lần ấy, nam ca sĩ quyết tâm phải thay đổi cách học ngoại ngữ.
Anh nhớ lại, mặc dù bố mẹ không ép con học thêm bất cứ môn học gì nhưng riêng tiếng Anh lại được đầu tư rất kỹ. Bản thân anh cũng có đủ các loại chứng chỉ A, B, C, IELST, TOEFL. Tuy nhiên cuối cùng, anh lại chọn du học Đức.
Quá trình học hai ngôn ngữ giúp anh nghiệm ra dù học bất cứ ngoại ngữ nào cuối cùng cũng không phải chỉ là từ ngữ được học trong từ điển. Thời gian đầu, bản thân anh cũng mắc sai lầm khi chỉ lôi từ điển ra học, đặc biệt là tiếng Đức.
“Đến một ngày, khi đầu không thể chứa nổi nữa, tôi mới hốt hoảng tự hỏi mình đang làm gì vậy”, anh nhớ lại.
Ca sĩ Hà Anh Tuấn chia sẻ với các bạn sinh viên
Sau đó, anh quyết định cất sách vở đi, dành thời gian để ra đường, nghe người Đức nói chuyện hay lê la đến các nhà hàng, nhìn cách họ viết trong thực đơn, cách sắp xếp từ ngữ. Anh hiểu ra rằng, ngôn ngữ không chỉ là câu chữ mà còn là văn hóa.
Nam ca sĩ cũng đưa ra lời khuyên từ những gì cá nhân anh đúc rút được: “Đừng bao giờ sợ nói. Nhược điểm lớn nhất của người mới học ngoại ngữ là sự tự ti. Hãy cứ nghĩ gì nói nấy, sai sẽ có người sửa cho ta”.
Anh cũng đưa ra ví dụ về những cụ già 80, 90 tuổi bán hàng rong. Mặc dù đó chỉ là tiếng Anh “bồi” nhưng khi họ nói vẫn toát lên sức hấp dẫn của người ham học hỏi. “Vì thế hãy cứ nói ra hết những gì mình suy nghĩ”. Đó cũng chính là cách anh học hai ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ.
Cách học của Hà Anh Tuấn cũng được các diễn giả trong buổi tọa đàm đồng tình ủng hộ. Cựu đại sứ Bùi Thế Giang, nguyên Phó trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Chủ tịch Hội Việt - Mỹ, nguyên Vụ trưởng Tây Âu - Bắc Mỹ, Ban đối ngoại Trung ương Đảng cho biết, bản thân ông rất hâm mộ tấm gương nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch.
Mặc dù ngữ pháp không tốt nhưng ông Nguyễn Cơ Thạch có khả năng diễn đạt được ý của mình, sẵn sàng nói chuyện với đối tác bằng tiếng anh một cách đầy thuyết phục.
“Một trong những câu thành ngữ đầu tiên tôi được học khi tiếp cận với tiếng Anh là “Practice makes perfect”. Thực hành sẽ giúp chúng ta hoàn thiện hơn. Vì vậy đừng cầu toàn khi học tiếng Anh. Thay vào đó, người học cần có sự liều lĩnh, chấp nhận rủi ro” - Cựu đại sứ chia sẻ.
Nói về những điều tiếng Anh mang lại, ông Bùi Thế Giang hóm hình: “tiếng Anh là cả cái nhà”. Bởi thực tế, ông từng làm phiên dịch cho nhiều vị lãnh đạo cấp cao. Cho đến hiện tại, dù đã ở độ tuổi ngoài 70 nhưng ông vẫn dịch cabin. Cựu đại sứ bật mí số tiền mà ông nhận được gần đây nhất là 10.000 USD cho 5 ngày phiên dịch tại Hội nghị cấp cao G7 ở Canada.
Ngoại ngữ đã mang lại thành công cho không ít người. Ông Nguyễn Mạnh Hào, Tổng giám đốc AMES kể trước khi vào đại học, ông không biết gì về tiếng Anh. Tuy nhiên, kể từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 đại học, ngôn ngữ này đã mang lại cho ông học phí và tiền sinh hoạt.
“Thời đó học bổng của trường là 36.000 đồng, chỉ đủ cho sinh viên chi tiêu một tháng. Công việc để tôi kiếm thêm tiền là hướng dẫn viên du lịch. Mức thu nhập khi ấy là khoảng 2 USD/ ngày. Đó là động lực lớn để tôi học tiếng Anh”, ông Hào tâm sự.
Ông hóm hỉnh chia sẻ, thời sinh viên, tiếng Anh với tôi là học phí, tiền sinh hoạt. Ra trường, tiếng Anh là xe máy. Bây giờ, nó là cả sự nghiệp, một cuộc đời.
Thúy Nga
Cho học tiếng Anh từ 3 tháng tuổi, cha mẹ tá hỏa khi con rối loạn ngôn ngữ
Cho rằng tiếng Anh là ngôn ngữ cần thiết để trẻ tiếp cận với thế giới, ngay từ khi con gái 3 tháng tuổi, chị Thúy Hằng (Tây Hồ, Hà Nội) đã nuôi ý định cho con tập làm quen với ngôn ngữ thứ hai này.