Tự biến mình thành lọ lem để đỡ bị đố kỵ_xếp hạng nhà nghề mỹ
"Tại sao càng giỏi lại càng dễ bị ghét?ựbiếnmìnhthànhlọlemđểđỡbịđốkỵxếp hạng nhà nghề mỹ", độc giả Cát Bụi đồng cảm:"Người vượt trội luôn bị chú ý và đố kỵ. Thông minh hơn, tài giỏi hơn, có điều kiện hơn, hay xinh đẹp hơn cũng đều bị như vậy. Tôi là một người thời còn trẻ được cả vùng đánh giá rất xinh đẹp, nhưng tôi luôn bị các bạn gái xa lánh, bởi tôi đứng cùng họ thì mọi chú ý của các bạn trai sẽ tập trung hết vào tôi. Tôi cũng chẳng muốn vậy và biết các bạn đang đố kỵ mình .
Cho đến bây giờ khi ở cái tuổi trung niên, nhiều lúc đi công việc gì, tôi phải hoá thân thành lọ lem, chọn mặc đồ xấu, không trang điểm... vì chỉ cần tôi là tôi thì sẽ gặp rất nhiều phiền toái, thậm chí hỏng việc. Đối tác nam thì bắt đầu chú ý, vợ của họ thì gườm gườm. Trong khi tôi rất đứng đắn, đàng hoàng. Còn về tài năng cũng vậy, họ chẳng thích ai đó đứng cạnh vượt trội hơn họ. thế nên đôi lúc cũng nên biết ẩn mình sẽ có lợi hơn".
Lý giải nguyên nhân nhiều người thường bị ghét, bạn đọc Phi Thiênphân tích: "Tôi nghĩ rằng không phải chúng ta càng giỏi lại càng dễ bị ghét mà chỉ là nhóm đối tượng thích mình và nhóm đối tượng ghét mình thay đổi mà thôi. Nghĩa là, khi bạn kém hay giỏi sẽ luôn tồn tại nhóm người thích bạn và người ghét bạn. Chỉ có điều, khi bạn thay đổi thì hai nhóm người trên cũng thay đổi theo. Những người giống nhau thì hút nhau và những gì khác nhau thì tự xa nhau. Khi chúng ta thay đổi hệ giá trị, niềm tin, nâng cao tri thức, cải thiện bản thân, chúng ta đang bị hút về phía những người tương tự và tự xa dần những người bạn cũ. Nhóm người mới sẽ thấy bạn phù hợp và yêu thích bạn. Ở chiều ngược lại, nhóm người cũ sẽ tự nhiên xa dần bạn và thấy không yêu thích bạn nữa.
Tóm lại, lúc nào cũng có người yêu thích và ghét mình. Đừng quá bận tâm với những người ganh ghét, ghen tỵ, nói xấu mình... những thứ họ cho mà ta không nhận thì họ cũng tự mang về thôi. Nếu ta chính trực, đàng hoàng, quang minh thì tự nhiên miễn dịch với những gì họ phóng tới. Khi chung sống hay làm việc với nhóm này, bạn nên khiêm tốn, hạn chế thể hiện bản thân và bao dung một chút sẽ tốt cho cả mình, cả họ. Thay vào đó, nên dành thời gian và sự quan tâm cho nhóm người xứng đáng hơn, phù hợp hơn và cho mình những điều tích cực hơn".
>> Tôi bị đồng nghiệp nói 'chơi trội' vì hay phản biện sếp
"Khôn chết, dại chết, biết sống. Chúng ta ứng xử phù hợp là hay hơn cả. Trong những cuộc gặp gỡ không cần chứng minh thì hãy hạ thấp mình xuống, hòa đồng cùng tất cả. Còn trong những cuộc gặp gỡ cần chứng tỏ mình thì cần khẳng định đúng khả năng. Ngoài ra, trong mọi tình huống (dù các mối quan hệ hay ngoài đường), hãy học cách lắng nghe nhiều hơn nói. Khi chúng ta lắng nghe tốt, những người khác đều có thiện chí hơn, kể cả giảm đố kỵ hơn. Nếu cần thiết (thủ thuật xã giao), chúng ta có thể hòa mình cho giống đa số vì tâm lý mọi người thích những người giống mình và không chống lại những ai giống mình. Giỏi giang là quà tặng trời phú, chúng ta hãy tự hào lan tỏa ảnh hưởng tích cực và đừng nghĩ có thể làm vừa ý tất cả mọi người",độc giả Tâm lý học nói thêm.
Đồng quan điểm, bạn đọc Mai huong khẳng định:"Tôi thực sự không quan tâm tới người khác nói và nghĩ gì sau lưng mình. Tôi chỉ tập trung vào chính bản thân và năng lực của bản thân mà thôi. Cấp một có bạn cấp một, cấp hai có bạn cấp hai, bây giờ đi làm có bạn cùng trình độ và đẳng cấp để thi thoảng tâm sự, xả nỗi lòng là ổn định và cân bằng về mặt tâm lý. Còn lại nếu không hợp, tôi cũng chỉ coi họ như những người dưng, không liên quan hay vướng bận tới cuộc đời".
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bàitại đây.
Lê Phạmtổng hợp
本文地址:http://vip.rgbet01.com/news/264a298773.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。