Cái nắm tay và lời động viên của bố dượng
Trong một đêm ru con ngủ,áichoconrểbốdượngnóilờiganruộtrồibậtkhótrận banh tối nay Ngọc Anh (30 tuổi, Hà Nội) bất ngờ xem lại những bức ảnh ngày cô sinh em bé. Nhớ lại cái nắm tay động viên của bố dượng vào hai năm trước, cô nghẹn lòng: "Đó là một đêm kinh khủng với gia đình tôi. Nhưng bố bình tĩnh lắm, dù trái đất có sập xuống, bố luôn đỡ cho 3 mẹ con tôi".
Ngày mang bầu, Ngọc Anh xuất hiện dấu hiệu đau bụng, đi ngoài nhiều, toàn nước, nhưng cô chỉ nghĩ là dấu hiệu táo bón hay của sản phụ bình thường.
Hơn 9 tháng mang bầu, cô trải qua những ngày đau đớn liên tiếp phải nhập viện cấp cứu. Ông M.T. (55 tuổi), bố dượng của Ngọc Anh, chỉ chầu chực ngồi chờ con gọi là chở vào viện. Ở tuần thai thứ 21, cô nghi mắc ung thư nhưng không dám nội soi.
Ngày con gái sinh, ông T. cùng con rể kéo cáng đưa thai phụ vào phòng mổ. Vừa đẩy cáng, một tay ông vẫn nắm chặt tay con gái, khích lệ: "Cố lên con gái, có bố ở đây rồi, sắp được mổ rồi. Con phải mạnh mẽ thì cháu mới khỏe mạnh ra đời. Con yên tâm nhé". Hôm đó, Ngọc Anh vượt cạn thành công, đón một bé gái kháu khỉnh.
Bố ruột mất vì bệnh nặng khi Ngọc Anh mới 5 tuổi. Mẹ cô sau đó sang nước ngoài làm việc, gặp và quen ông T. Bốn năm sau, ông bà về nước, ra mắt gia đình hai bên, xin nên duyên vợ chồng.
Lần đầu gặp bố dượng, Ngọc Anh giật mình vì trông ông có nét giống bố đẻ khi cả hai để cùng một kiểu râu, khuôn mặt hiền lành.
Tuy nhiên, cô bướng bỉnh gọi ông T. là "chú" ngay cả khi mẹ cô đã cưới người đàn ông này, nói lý do là "chỉ có một bố trên đời". Rồi tình thương của bố dượng đã cảm hóa Ngọc Anh lúc nào không hay.
Đó là năm 2019, Ngọc Anh kết hôn với anh Giang (cùng tuổi, làm công việc tự do). Trước đó, cả hai quen nhau qua một người anh chơi chung. Giang làm việc ở Phú Quốc, Ngọc Anh bay từ Hà Nội vào du lịch, hẹn gặp nhau.
Cặp đôi yêu nhau khoảng nửa năm thì tổ chức lễ ăn hỏi. Mãi một năm sau họ mới làm đám cưới vì anh Giang theo đạo, Ngọc Anh cần học giáo lý hôn nhân.
Ngày con gái lên xe hoa, ông T. trằn trọc không ngủ được, liên tục mở điện thoại xem giờ. 5h, trong khi Ngọc Anh trang điểm, bố dượng đun nước, pha trà chuẩn bị tiếp khách.
Khi nhà trai đến, bố mở cửa bảo "Hôm nay con gái bố như công chúa" rồi dắt tay trao cho con rể. Ông dặn chàng rể: "Con phải yêu thương em. Nếu sau này không yêu em nữa thì con gọi bố đón em về. Con đừng đánh hay làm em buồn, em là con gái yêu của bố mẹ đấy...".
Sau khi đưa con gái về nhà chồng, ông T. bỏ ra ô tô, ngồi khóc lặng lẽ.
"Hy vọng sống lâu hơn với gia đình"
Năm 2020, Ngọc Anh theo chồng vào Phú Quốc sinh sống, thay đổi môi trường làm việc. Hai năm sau, cô về Hà Nội chơi, biết tin mang thai nên ở lại luôn đến bây giờ.
Sau sinh con, cô được chẩn đoán mắc ung thư trực tràng, nhưng cả gia đình thống nhất giấu vì sợ cô sốc, chỉ nói là u lành tính. Mổ xong, cô biết tình trạng bệnh của mình khi vô tình đọc tờ giấy xuất viện.
"Tôi đã buồn và khóc rất nhiều, trách chồng và gia đình tại sao lại giấu mình", Ngọc Anh nhớ lại.
Những ngày đầu phát bệnh, cô đau đớn, phải nằm ăn cơm. Cô đã khóc, hất đổ bát cơm ngay cả khi chồng xúc cho ăn. Nhưng anh Giang và gia đình luôn bên cạnh, động viên chăm sóc cô.
Trên hành trình chiến đấu với ung thư, Ngọc Anh không cô đơn. Chồng từng nhiều đêm không ngủ, thức trắng chăm cô ở bệnh viện. Những lần cơn đau giằng xé, Ngọc Anh gọi chồng liên tục.
Anh Giang vừa chăm vợ ở bệnh viện, vừa về nhà phụ mẹ vợ tắm cho con gái vào buổi chiều khi em bé mới được hơn 20 ngày tuổi.
"Bố mẹ, chị gái và chồng luôn truyền những điều tích cực cho tôi. Những gì tốt cho sức khỏe, bố mẹ luôn tìm hiểu và mua về bồi bổ cho tôi", cô nói.
Ung thư trực tràng giai đoạn 4 đôi lúc khiến chân Ngọc Anh đau nhức, căng phồng, không thể đi dép. Đến lúc chân có dấu hiệu đỡ, tình trạng phù nề lại chuyển lên mặt cô.
Thời gian đầu, Ngọc Anh duy trì truyền hóa chất nhưng đã kháng thuốc, phải truyền miễn dịch với chi phí hơn 100 triệu đồng/lần mỗi 21 ngày.
Ông T. nói dù phải bán nhà cũng cố gắng điều trị cho Ngọc Anh đến hết khả năng mới thôi. Mỗi ngày cô đến bệnh viện truyền thuốc, bố dượng lại nhắn tin hỏi han hoặc trực tiếp chở con gái đi lấy máu.
"Miễn dịch là biện pháp cuối cùng dành cho tôi. Hy vọng loại thuốc này giúp tôi có thể sống lâu hơn với gia đình", nữ bệnh nhân nghẹn ngào.
Vợ chồng ông T. không có con chung, nên ông xem hai chị em Ngọc Anh như con ruột. Cô luôn thầm nghĩ bố đẻ đã đưa bố dượng đến, thay bố yêu thương 3 mẹ con. Cô luôn biết ơn người bố thứ 2, bởi công "dưỡng" của ông quá to lớn.
Sau một đêm chia sẻ câu chuyện của gia đình lên mạng xã hội, Ngọc Anh bất ngờ khi đón nhận sự quan tâm và đồng cảm từ cộng đồng mạng.
Ngọc Anh gọi điện kể cho bố. Ông T. cười xòa và nói: "Con thích chia sẻ gì cũng được, miễn con vui là được" rồi quay sang trêu đùa với cháu ngoại (con gái của Ngọc Anh).
Cô mong muốn gửi lời cảm ơn tới những người đã quan tâm và đồng cảm với câu chuyện gia đình, gửi những lời động viên đến sức khỏe của bản thân.
"Mọi điều tốt đẹp luôn ở phía trước, mong mọi người luôn luôn mạnh khỏe. Những người bị bệnh như tôi hãy luôn sống vui vẻ và lạc quan để chiến đấu cùng bệnh tật", Ngọc Anh tâm sự.
(责任编辑:La liga)
Xe SUV nội địa Ấn Độ vượt sông dữ phăm phăm không cần độ chế
TX.Thuận An: Năm 2014, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 75,4 triệu đồng/người/năm
Đại hội Chi đoàn Báo Bình Dương nhiệm kỳ V (2014
Xã Chánh Phú Hòa (Bến Cát): Thực hiện nhiều mô hình “làm theo” hiệu quả
Quang Hải vẽ Cầu vồng trong tuyết tại U23 châu Á 2018
Lực lượng vũ trang tỉnh: Nhiều thành tích sau một năm nỗ lực, phấn đấu
Quyết liệt chấn chỉnh tình trạng đưa tin giật gân, câu khách
Kinh tế Bình Dương khởi đầu lạc quan
Bìa truyện tranh đạt kỷ lục đấu giá gần 90 tỷ
Ủy ban MTTQVN xã Tân Hiệp (Phú Giáo): Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
Học làm mẹ qua cuốn sách 'Hôm nay mẹ có vui không?'
Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh: Bắt đầu từ sự đoàn kết