Tương tự như DALL-E,áthànhtrìnhAItạohìnhảnhđộphângiảicaotừvănbảtrận paderborn Midjourney và Stable Diffusion của OpenAI, ứng dụng mới có tên “Imagine with Meta”, được hỗ trợ bởi mô hình tạo hình ảnh Emu hiện có của gã khổng lồ mạng xã hội.
Meta đang phát hành thuật toán này miễn phí với người dùng tại Mỹ, có khả năng tạo ra bốn hình ảnh độ phân giải cao khác nhau cho mỗi lời nhắc văn bản.
Tuy nhiên, với trình tạo hình ảnh AI này, Meta sẽ tiếp tục đối mặt vấn đề nan giải thời gian gần đây, chẳng hạn như việc trình tạo sticker AI của hãng có thiên lệch về chủng tộc.
Công ty mẹ Facebook cũng cam kết sẽ bắt đầu gắn hình đóng dấu mờ (water-mark) vào các nội dung do Imagine with Meta tạo ra trong những tuần tới nhằm “tăng tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc”.
Các hình mờ này sẽ được tạo bằng mô hình AI và có thể phát hiện được bằng mô hình tương ứng, Meta cho hay, song chưa tiết lộ thêm thông tin về mô hình nhận diện tương ứng.
“Hình mờ có khả năng phục hồi trước các thao tác chỉnh sửa hình ảnh phổ biến như cắt xén, thay đổi kích thước, thay đổi màu sắc (độ sáng, độ tương phản, v.v.), ảnh chụp màn hình, nén hình ảnh, nhiễu, lớp phủ sticker,… ”, Meta nêu trong bài đăng. “Chúng tôi mong muốn mang lại hình mờ vô hình cho nhiều sản phẩm của mình bằng hình ảnh do AI tạo ra trong tương lai”.
Kỹ thuật tạo hình mờ cho nghệ thuật sáng tạo không phải là mới. Một số công ty khởi nghiệp như Imatag (Pháp) hay Steg.AI đều đang có công cụ giải pháp hình mờ mà họ tuyên bố không bị ảnh hưởng bởi việc biên tập ảnh gồm thay đổi kích thước, cắt xén, chỉnh sửa hoặc nén.
Microsoft và Google cũng đã áp dụng tiêu chuẩn và công nghệ tạo hình mờ dựa trên AI, trong khi ở những nơi khác, Shutterstock và Midjourney đã đồng ý với các nguyên tắc nhúng các điểm đánh dấu cho biết nội dung của họ được tạo bởi một công cụ AI tổng hợp.
Gần đây, Cục Quản lý Không gian mạng của Trung Quốc đã ban hành quy định yêu cầu các nhà cung cấp AI tổng hợp đánh dấu nội dung được tạo ra - bao gồm cả trình tạo văn bản và hình ảnh - mà không ảnh hưởng đến việc sử dụng của người dùng.
(Theo TechCrunch)