Cái tên xóm Mả Lạng hiện nay không còn xuất hiện trên bản đồ tìm kiếm nữa. Trong giấy khai sinh,ĐấtdữSàiGònAnhcônganngồiđọcsáchgiữađườngđểcanhtộiphạschalke đấu với hertha chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, tạm trú… của người dân, địa chỉ cư trú được ghi: số nhà, tổ, khu phố 8, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP. HCM.
Bà Lê Thị Thu Mì, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ khu phố 8 cho biết, trước đây, các em học sinh, sinh viên, người đi làm thường bị làm khó vì cái tên Mả Lạng. Để thuận tiện, mọi người trong xóm thống nhất viết đơn kiến nghị xin được xóa bỏ cái tên này. Đến năm 2015 thì được xóa bỏ hoàn toàn.
‘Nếu như trước đây, khu phố 8 luôn nằm trong nhóm bị nhắc nhở của phường thì giờ đây, mỗi năm đều nhận bằng khen vì có các hoạt động, tình hình an ninh tốt do phường, quận và thành phố tặng’, bà chi hội trưởng chi hội phụ nữ khu phố tự hào.
Bà Mì cho biết, Mả Lạng được như hôm nay có công rất lớn của thiếu tá Nguyễn Hoài Nam, Phó trưởng Công an phường Nguyễn Cư Trinh và trung tá Lê Văn Thoại đã nghỉ hưu. ‘Không có hai người đó thì không có Mả Lạng như ngày hôm nay’, bà Mì nhấn mạnh.
Bà Mì cho biết, hiện nay, từng con hẻm ở Mả Lạng rất nhỏ, người dân đông đúc nhưng ai cũng có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ tài sản cho nhau và giúp đỡ, thân thiện với nhau. |
Trước đây, bà Mì là thợ làm tóc. Năm 1994, vợ chồng bà mua được căn nhà rộng 14 m2 ở trung tâm xóm Mả Lạng. ‘Nghe những chuyện về xóm này tôi rất sợ, nhưng đã ký hợp đồng mua bán, không thay đổi được’, người phụ nữ năm nay 59 tuổi nói.
Bà Mì cho biết, hàng xóm nhà bà lúc đó, hầu như đều có người liên quan đến ma túy. Có gia đình cả nhà cùng nghiện và mưu sinh bằng nghề bán ma túy. Chưa kể, họ dùng các ngôn từ phản cảm để giao tiếp với nhau, rồi gây lộn, chửi bới và canh xem ai lên tiếng để đe dọa, gây áp lực.
‘Xung quanh như vậy, nhà tôi lúc nào cũng có kim tiêm cắm ở cửa sổ, cửa ra vào. Có khi, vừa mở cửa ra, một người chết vì phê thuốc nằm trước cửa’, bà Mì rùng mình nhớ lại.
Vì không muốn giao lưu với hàng xóm, bà Mì đóng cửa cả ngày. Các con thì cho học nội trú, hoặc gửi đến nhà ông bà. Tiệm làm tóc bà chuyển đi nơi khác. Khách trong xóm đến làm, bà khéo léo từ chối. ‘Tiếp xúc với họ, chỉ cần mình nói không chuẩn sẽ gặp nguy hiểm’, bà Mì nói.
Bà Mì cũng cho biết, dù không còn phụ trách khu vực Mả Lạng nữa, nhưng anh Nam vẫn thường xuống thăm hỏi, động viên và giúp đỡ những gia đình khó khăn, những trẻ có bố mẹ đi tù. |
Thiếu tá Nam cho biết, sau bước đầu tiên đi lấy lời khai nhân khẩu để có thể tiếp xúc, gặp từng người trong xóm, anh chuyển sang tìm hiểu hoàn cảnh từng người một. ‘Hầu hết các đối tượng bị lôi kéo, dụ dỗ khi đã nhúng chàm, họ không thoát ra được. Có trường hợp cho rằng, nếu không làm những nghề phạm pháp thì làm gì mà sống’, anh Nam nói.
Khi biết được hết các hoàn cảnh, anh Nam tìm cách giúp đỡ họ. Với những người già, anh ghé qua hỏi thăm mỗi ngày hoặc nán lại nói chuyện một lúc. Với những người muốn làm ăn đàng hoàng, nhưng không có vốn, phương tiện lao động, anh liên hệ các mạnh thường quân xin giúp đỡ.
Có những đối tượng, anh nhẹ nhàng khuyên, phân tích những tác hại để họ bỏ nghề. Sau đó, anh trực tiếp đi xin việc khác cho họ.
'Họ phải có việc làm khác mới không đi bán hàng cấm nữa, từ đó, mình mới khỏe’, anh Nam nói. Song song đó, anh giúp người dân trong xóm làm các thủ tục hành chính.
‘Ai có vướng mắc gì, gọi là chú ấy đến ngay. Có người không biết viết đơn, chú ấy lấy bút chì viết sẵn cho người ta tô lại. Ai xin cái gì chú ấy cũng giúp, trừ bán hàng cấm’, bà Mì nói.
Hiện nay, mỗi cuối tuần, các gia đình ở Mả Lạng dành ra 15 phút buổi sáng để mang chổi, dụng cụ hốt rác ra đường cùng dọn vệ sinh. |
Với người dân, anh Nam nhẹ nhàng, thân thiện, nhưng với các đối tượng, anh cương quyết đấu tranh đến cùng. Mỗi ngày, anh chỉ dành 3-4 tiếng để ngủ. Thời gian còn lại, anh không rời Mả Lạng nửa bước.
Giờ hành chính, anh mặc đồng phục đi khắp xóm để các đối tượng không bán được hàng. Tối, các ngày nghỉ, lễ tết, anh mặc đồ thường, đi dép lê, đội mũ lưỡi trai ngồi ở các quán cà phê thu thập thông tin.
‘Tôi mặc đồ thường, các đối tượng trong xóm còn biết, nhưng những đối tượng ở ngoài vào mua hàng thì không. Có lần, trong quán cà phê tôi ngồi cũng có nhóm đối tượng bán ma túy ở Mả Lạng ngồi cùng. Biết có tôi, họ không dám manh động. Đúng lúc đó, một nam thanh niên từ nơi khác đến tay chỉ vào hai người ngồi trong nhóm nói lớn: ‘Ê mày, lấy cho anh 2 xị (tiếng lóng của những người bán ma túy lúc đó)’, anh Nam kể.
Lần khác, một nhóm đối tượng không biết có anh Nam trong quán nên bàn luận về việc bán ma túy cho những ai, thu được bao nhiêu tiền và còn bao nhiêu hàng… Đang nói chuyện rôm rả, một đối tượng nhìn thấy anh Nam liền ra ký hiệu để cả nhóm rời đi.
Bà Mì cho biết, hiện nay, bà cùng bà con khu phố đang chăm lo đời sống của những gia đình có người đi tù, các em có bố mẹ đi tù được đi học và biết vươn lên trong cuộc sống. |
‘Trước mặt tôi, các đối tượng thường chối, hoặc giả vờ như không có chuyện gì xảy ra, nhưng tôi có thêm được nhiều thông tin bổ ích’, vị thiếu tá công an nói.
Việc mặc đồ thường, đi một mình giữa vùng nguy hiểm đã làm anh liên tục bị chặn đánh hội đồng, dọa giết, phá xe, nhưng anh không chùn bước. ‘Từ nhỏ đến lớn, tôi chưa bao giờ để mình thương tích khi đánh nhau’, thiếu tá Nam nói.
Trong ký ức của bà Mì, anh Nam là cảnh sát khu vực không chỉ giúp đỡ người dân tận tình, mà còn là người thường mang sách ra ngồi đọc giữa bóng đèn đường cả đêm để canh tội phạm. ‘Những ngày mưa, người ta vào nhà, nhưng chú ấy mang áo mưa đi khắp xóm. Chú ấy đi đến đâu thì vùng đó trời quang mây tạnh’, bà Mì nói và cho biết, đến cuối năm 2002, người dân Mả Lạng hoàn toàn tin tưởng anh Nam. Cứ có chuyện gì trong xóm, họ gọi điện báo ngay cho anh cảnh sát khu vực.
Còn anh Nam chỉ cần nhận điện thoại của dân thì có mặt ở hiện trường ngay. 'Lúc đó, tôi làm việc vô cùng dễ. Các đối tượng làm gì, để ma túy ở đâu tôi cũng biết. Hay có đối tượng nào ở ngoài vào, cao thấp, béo gầy, mặc quần áo, đi xe, đội mũ gì tôi cũng được người dân mô tả rất chi tiết', anh Nam tự hào.
Với những vụ nhỏ lẻ, đơn giản anh sẽ tự giải quyết. Còn các băng nhóm, đại lý, vụ việc phức tạp, thu thập được thông tin anh báo về để cơ quan cử các trinh sát đến giúp đỡ.
Điều anh Nam băn khoăn lúc đó là làm sao để các đối tượng khi bị bắt không chỉ sợ mà còn nể mình. Bắt một người ra được cả băng nhóm.
‘Có gia đình cả nhà đi bán ma túy. Các cụ ông, cụ bà cùng theo con cháu phạm tội. Vì thế, nếu không khéo, mình sẽ trở thành kẻ thù của gia đình họ’, anh Nam nói.
Bà Mì rất ngưỡng mộ và khâm phục cách làm việc của anh cảnh sát khu vực trẻ tuổi ngày đó. 'Chú ấy giải quyết câu chuyện vừa có tình có lý, vừa cứng rắn. Các đối tượng bị bắt, phải đi tù, nhưng không ai hận hay trách chú ấy', bà Mì nói về thiếu tá Nam.
Bà cũng cho biết, năm 2010, anh Nam nhận được quyết định lên làm phó trưởng công an phường, nhiều người dân trong xóm đã khóc vì không muốn rời xa anh cảnh sát khu vực nói được làm được, cương quyết với đối tượng, thân thiện, hòa đồng với người dân.
Hiện nay, bà Mì và những người làm công tác khu phố 8 luôn lấy anh Nam làm gương và học cách làm việc của anh.
Ám ảnh kinh hoàng ở 'xóm giang hồ' Sài Gòn qua lời kể thiếu tá công an
'Tôi vừa bước vào, một thanh niên đang phê thuốc, nằm vật ra đường, nước miếng cứ trào ra. Đường lầy lội, nhỏ hẹp. Nhà lụp xụp, mái tôn. Quần áo treo khắp nơi', thiếu tá Nam nói.