当前位置:首页 > Cúp C1

Ngành viễn thông cần phải tìm ra cho mình cách làm mới_danh sach ghi ban

Chiều 26/7,ànhviễnthôngcầnphảitìmrachomìnhcáchlàmmớdanh sach ghi ban tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 của các đơn vị khối viễn thông (Bộ Thông tin & Truyền thông - TT&TT).

Giá trị Make in Việt Nam trong công nghiệp ICT đạt 19,4 tỷ USD

Theo bà Tô Thị Thu Hương - Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ CNTT (Bộ TT&TT), trong 6 tháng đầu năm nay, doanh thu công nghiệp CNTT của Việt Nam ước đạt 72,5 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ.  Kim ngạch xuất khẩu phần cứng - điện tử ước đạt 57 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu máy tính ước đạt 29,1 tỷ USD tăng 21,8% và xuất khẩu điện thoại ước đạt 27,9 tỷ USD tăng 11,2% so với cùng kỳ.

Tỷ lệ giá trị Make in Việt Nam trong cơ cấu doanh thu công nghiệp CNTT đã tăng lên những năm gần đây. Ảnh: Hoàng Hà

Ước tính của Cục CNTT cho thấy, tỷ lệ giá trị Make in Việt Nam trong cơ cấu doanh thu công nghiệp CNTT hiện đạt 26,72% với giá trị ước đạt khoảng 19,4 tỷ USD. Đáng chú ý, doanh thu lĩnh vực công nghiệp CNTT hiện tăng trưởng cao nhất trong các nhóm ngành kinh tế, gấp hơn 2 lần tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm (7,72%).

Một trong những thành tựu của ngành công nghiệp CNTT Việt Nam trong 6 tháng đầu năm là việc nghiên cứu, phát triển thiết bị 5G. Đến tháng 7/2022, việc nghiên cứu đã đạt được một số kết quả khả quan về chất lượng dịch vụ mạng và các chỉ tiêu chất lượng thiết bị, cơ bản đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đã được ban hành. 

Bà Tô Thị Thu Hương - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ CNTT. Ảnh: Hoàng Hà

Thiết bị gNodeB Macro 8T8R của Viettel đã đảm bảo chất lượng phần cứng và hợp chuẩn theo quy chuẩn của Bộ và 3GPP 38.104 cho thiết bị 5G hoạt động trên băng tần 2,6GHz, có thể tương thích với thiết bị core của vendor khác. Sản phẩm này hiện đang được hoàn thiện và thử nghiệm các tính năng nâng cao như MIMO uplink, option 3x, beamforming… và dự kiến hoàn thành vào Quý 3/2022.

Chia sẻ về tình hình phát triển lĩnh vực Tần số Vô Tuyến Điện (TS VTĐ), ông Lê Thái Hòa - Phó Cục trưởng Cục TS VTĐ (Bộ TT&TT) cho biết, đơn vị đã triển khai một số bước để tiến tới việc đấu giá băng tần 2.300 - 2.400 MHz trong 6 tháng cuối năm. Song song với đó, Cục đã trình Bộ phương án đấu giá các băng tần 2,6GHz và 3,5GHz.

Ông Lê Thái Hòa - Phó Cục trưởng Cục TS VTĐ. Ảnh: Hoàng Hà

Tốc độ Internet Việt Nam cao hơn mặt bằng chung thế giới

Theo ông Nguyễn Phong Nhã - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), Việt Nam hiện có 82 thuê bao băng rộng di động và 21 thuê bao băng rộng cố định trên mỗi 100 dân.

Đánh giá của Cục Viễn thông cho thấy, sau đại dịch, tốc độ tăng trưởng thuê bao băng rộng di động tại Việt Nam đã tăng mạnh (đạt 19%/năm), xếp hạng thứ 69/144 quốc gia. Việt Nam hiện có tốc độ tăng trưởng thuê bao băng rộng cố định khoảng 13%/năm, xếp hạng thứ 60/144 quốc gia. 

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang tăng 9% so với cùng kỳ năm 2021 và hiện đạt khoảng 71%. Sau 6 tháng triển khai, số thuê bao Mobile Money tại Việt Nam hiện khoảng hơn 1,7 triệu, tăng gấp 4 lần so với tháng đầu triển khai. 

Ông Nguyễn Phong Nhã - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Viễn thông. Ảnh: Hoàng Hà

Theo Speedtest, tốc độ download băng rộng cố định tại Việt Nam hiện đạt 73,5 Mbps, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái và hiện đang ở mức cao hơn so với mặt bằng chung của thế giới (đứng thứ 44). Tốc độ download băng rộng di động ở Việt Nam hiện đạt 31,6 Mbps. 

Tính đến tháng 6/2022, các doanh nghiệp viễn thông đã phủ sóng 1.857/2212 thôn lõm sóng, ưu tiên triển khai phủ sóng vùng lõm tại các khu vực vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Dự kiến, những vùng lõm sóng còn lại sẽ được phủ sóng trong tháng 7/2022. 

Thống kê của Cục Viễn thông cũng cho thấy, số thuê bao chỉ sử dụng 2G tại Việt Nam đang giảm, tuy nhiên còn chiếm tỷ lệ tương đối cao (khoảng 20%). Lượng thuê bao 2G tại Việt Nam được dự đoán sẽ giảm dần cho tới khi chính thức tắt sóng 2G toàn quốc vào năm 2024. 

Việt Nam sẽ triển khai đấu giá tên miền “.vn”

Phát biểu tại hội nghị này, ông Nguyễn Hồng Thắng - Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC - Bộ TT&TT) cho biết, hiện tỷ lệ sử dụng IPv6 ở Việt Nam đạt 50%. Việt Nam xếp thứ 2 trong khu vực ASEAN và thứ 10 thế giới về triển khai IPv6.

Để đo lường được số lượng Internet trong nước, không phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài, VNNIC đã phát triển ứng dụng đo kiểm chất lượng Internet với tên gọi i-SPEED.

Ông Nguyễn Hồng Thắng - Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hà

Ông Thắng cho biết, để thúc đẩy người dân sử dụng i-SPEED, đơn vị đã triển khai nhắn tin tới các thuê bao smartphone. Kết quả là ứng dụng i-SPEED hiện đã có hơn 500.000 lượt cài đặt, tăng gấp 2 lần. Ứng dụng đo kiểm i-SPEED cũng đã được nâng cấp lên phiên bản 2.0 trên mobile. 

Hiện Việt Nam có hơn 550.000 tên miền “.vn”, tăng 1,5% so với năm 2021. VNNIC đang lên kế hoạch triển khai đấu giá tên miền “.vn”. 

Trong 6 tháng đầu năm, Trung tâm Internet Việt Nam đã triển khai đợt rà quét tập trung nhằm xử lý các tên miền có dấu hiệu vi phạm về thương mại điện tử, ngân hàng… Trong tháng này, VNNIC sẽ đưa vào hoạt động quy trình tự động giám sát, phát hiện và ngăn chặn, xử lý sớm các vi phạm.

Dịch vụ thông suốt cho người dân, Chính phủ, doanh nghiệp

Báo cáo tại Hội nghị Sơ kết, ông Trần Duy Ninh - Cục trưởng Cục Bưu điện Trung ương (Bộ TT&TT) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, đơn vị đã đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, an toàn phục vụ lãnh đạo và các cơ quan Đảng, Nhà nước. Các hệ thống hoạt động ổn định, an toàn, chất lượng, phạm vi rộng toàn quốc, qua 4 cấp chính quyền.

Sản lượng dịch vụ hội nghị truyền hình được Cục Bưu điện Trung ương thực hiện trong nửa đầu năm 2022 đạt 187 phiên. Sản lượng dịch vụ Bưu chính KT1 trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 578.828 bưu gửi (tăng khoảng 6,4% so với cùng kỳ năm 2021).

Ông Trần Duy Ninh - Cục trưởng Cục Bưu điện Trung ương. Ảnh: Hoàng Hà

Với Quỹ Dịch vụ Viễn thông Công ích Việt Nam (Bộ TT&TT), theo đại diện Quỹ này, một trong những nhiệm vụ nổi bật mà đơn vị này đã thực hiện trong 6 tháng đầu năm nay là xây dựng kế hoạch đấu thầu mua sắm máy tính bảng theo chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Đây là chương trình được triển khai với mục đích hỗ trợ cho các em học sinh có điều kiện học tập trực tuyến.

Ông Nguyễn Đức Thông - Phó Giám đốc Quỹ Dịch vụ Viễn thông Công ích Việt Nam. Ảnh: Hoàng Hà

Theo đại diện Ban quản lý chương trình dịch vụ viễn thông công ích (Bộ TT&TT), trong thời gian qua, đơn vị này đã đảm bảo việc hỗ trợ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích liên tục cho nhóm đối tượng thụ hưởng nhằm đảm bảo lợi ích ổn định cho người dân, doanh nghiệp. Trong đó, nổi bật là 8 dự án hỗ trợ đầu thu truyền hình số.

Ông Lê Doãn Danh - Phó Giám đốc phụ trách Ban quản lý chương trình dịch vụ viễn thông công ích. Ảnh: Hoàng Hà

Trong lần đầu tiên sinh hoạt cùng khối viễn thông, ông Phạm Anh Tuấn - Tổng biên tập Báo VietNamNet cho biết, đây là một sự thay đổi của Báo so với việc chỉ sinh hoạt cùng với khối báo chí của Bộ TT&TT như trước kia. Định hướng hoạt động của Báo VietNamNet là muốn đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển trở thành một công ty công nghệ. 

Trong thời gian tới, Báo VietNamNet sẽ đẩy mạnh việc triển khai chủ trương báo chí toàn dân, đồng thời tập trung làm nổi bật hoạt động chuyển đổi số trên khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, VietNamNet sẽ ứng dụng các công nghệ mới vào việc làm báo.

Ông Phạm Anh Tuấn - Tổng biên tập Báo VietnamNet. Ảnh: Hoàng Hà

Hạ tầng số phải đi trước một bước để phục vụ kinh tế số

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho rằng các đơn vị trong khối viễn thông phải dẫn dắt sự phát triển của hạ tầng số để biến đây thành động lực phát triển kinh tế. 

Để làm điều đó, các đơn vị thuộc khối viễn thông phải xây dựng được các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và bám vào đó để phát triển hạ tầng số. Đây chính là hạ tầng cơ bản của nền kinh tế số. 

Thứ trưởng Phạm Đức Long phát biểu chỉ đạo Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 của các đơn vị khối viễn thông (Bộ TT&TT). Ảnh: Hoàng Hà

"Công nghiệp công nghệ số không phải chỉ sự phát triển của 60.000 doanh nghiệp trong ngành mà nó sẽ còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Kinh tế số suy cho cùng chính là sự hội tụ của công nghiệp công nghệ số với tất cả các ngành, lĩnh vực khác. Muốn thúc đẩy kinh tế số, trước hết phải hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số", Thứ trưởng Phạm Đức Long chia sẻ. 

Nhắc tới câu chuyện của Hàn Quốc, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho rằng, Hàn Quốc phát triển như ngày hôm nay có sự đóng góp không nhỏ của một bộ luật về hội tụ giữa công nghiệp CNTT với các lĩnh vực khác, về công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung, công nghiệp phần cứng. 

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long. Ảnh: Hoàng Hà

Trong câu chuyện trên, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã được luật pháp bảo vệ để phát triển các mô hình kinh doanh mới trong phạm vi thử nghiệm có kiểm soát (sandbox). Ví dụ này cho thấy vai trò quan trọng của vấn đề thể chế. 

Thứ trưởng khuyến khích các đơn vị trong khối viễn thông cần mạnh dạn suy nghĩ, phát huy trí tuệ của người lao động trong đơn vị để xem liệu có cách làm nào mới hơn trong lĩnh vực của mình. Cần bước ra khỏi tư duy truyền thống, biến quá khứ thành nền tảng để có những bước đi mới. Có như vậy, lĩnh vực viễn thông nói riêng và đất nước nói chung mới có thể phát triển. 

Trọng Đạt

分享到: