Cựu binh hơn 8 năm làm điều đặc biệt trên phố, từ chối nhận tiền hỗ trợ_ket qua ukraine
作者:World Cup 来源:La liga 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-26 00:41:18 评论数:
“Ông già rác” ở Hội An
Đó là ông Nguyễn Thương (64 tuổi),ựubinhhơnnămlàmđiềuđặcbiệttrênphốtừchốinhậntiềnhỗtrợket qua ukraine trú tại khối phố Phước Trạch, phường Cửa Đại, TP. Hội An, Quảng Nam. Ông Thương được bà con phố Hội gọi với cái tên dễ thương: “Ông già rác”.
Một ngày của ông Thương bắt đầu từ 5h sáng. Khi thành phố còn ngái ngủ thì người cựu binh già với dáng người gầy gò, làn da đen sạm đã hì hục đẩy chiếc xe tự chế len lỏi khắp các tuyến phố, bờ biển để nhặt rác.
Ông thường xuyên vào tận nhà bỏ rác giúp những người già neo đơn, hay dọn dẹp trường học miễn phí.
Chia sẻ về cơ duyên đến với công việc này, ông Thương kể, năm 2015, ông bị tai biến nên toàn thân tê liệt. Gần cả năm trời lấy bệnh viện làm nhà, bác sĩ là người thân nhưng bệnh tình của ông vẫn không tiến triển. Đau lòng, gia đình đành ngậm ngùi đưa ông về nhà chăm sóc.
Không để bệnh tật quật ngã, người lính già gắng gượng tự mình tập đứng, tập đi và cầm nắm. Mỗi ngày ông cố gắng cải thiện sức khỏe từng chút một. Rồi trời cũng không phụ lòng người. Năm 2016, khi đôi chân có thể vận động trở lại, ông bắt đầu tập thể dục buổi sáng.
“Thấy trên đường mình đi bộ có nhiều rác quá, tôi nảy ra ý tưởng vừa tập thể dục vừa nhặt rác để bảo vệ môi trường”, ông Thương chia sẻ.
Từ một thói quen, dần dà nhặt rác trở thành công việc thường nhật. Lo lắng cho sức khỏe của ông, vợ con hết lời can ngăn nhưng ông không chịu.
Cứ thế, hơn 8 năm nay, trừ những lúc ốm đau, dù ngày nắng hay mưa, ông Thương vẫn không "bỏ việc". Hễ ở đâu có rác ở đó lại có dấu chân ông.
Với số tiền dành dụm từ việc nhặt ve chai, ông “đầu tư” một chiếc xe đẩy và một chiếc xe đạp để sử dụng luân phiên cho việc nhặt rác.
Trên hai chiếc xe này, ông dán rất nhiều thông điệp để kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường.
“Bữa nào khỏe thì tôi dùng xe đẩy, còn ngày nào mệt thì đi xe đạp. Chỉ khi nào trở trời, bệnh tình tái phát tôi mới ở nhà. Ngày nào không nhặt rác, cảm giác thiếu thiếu cái gì đó, ngứa ngáy chân tay và vô vị lắm”, ông Thương bộc bạch.
Từ chối nhận tiền hỗ trợ
Thời gian đầu, nhiều người dân và du khách tò mò khi thấy một ông lão ngày nào cũng đẩy chiếc xe cũ kỹ lang thang nhặt rác. Có người còn cáu gắt khi bị ông nhắc nhở về việc xả rác. Thậm chí họ còn nói ông bị "khùng".
Tuy nhiên, mặc kệ những lời dị nghị, cười chê, ông Thương vẫn lặng thầm với công việc ý nghĩa của mình.
Dần dần, hình ảnh một ông lão lom khom nhặt rác, làm đẹp cho phố cổ đã trở nên quen thuộc. Giờ đây, mọi người đã có cái nhìn khác và càng quý trọng ông Thương hơn.
Đặc biệt, hầu hết người dân tại các tuyến đường hằng ngày chiếc xe chở rác của ông Thương lăn bánh qua đều nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định. Đường phố vì thế mà ngày càng sạch sẽ hơn.
Hiện di chứng của lần tai biến vẫn còn đó, một tai của ông Thương bị điếc hẳn, tai còn lại chỉ có thể nghe được khi mang máy trợ thính. Để duy trì sức khỏe, mỗi tháng ông phải uống cả triệu tiền thuốc men. Vợ ông là người gồng gánh, lo toan tất cả.
Thế nhưng, khi UBND phường đề nghị hỗ trợ một phần thù lao làm sạch môi trường, hoặc các gia đình muốn gửi chút tiền bồi dưỡng, ông Thương đều từ chối.
“Tôi nhặt rác là xuất phát từ cái tâm, nên nhìn đường phố sạch đẹp là vui rồi. Chừng nào còn sức thì tôi còn cống hiến, để Hội An luôn sạch đẹp, văn minh trong mắt du khách", ông Thương hào hứng.
Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Công Sỹ - Chủ tịch UBND phường Cửa Ðại cho biết, ông Thương là hội viên hội cựu chiến binh của phường. Dù bệnh tật nhưng ông luôn nhiệt tình trong công tác bảo vệ môi trường. Ông nói việc mình làm là tự nguyện, nên từ chối nhận tiền hỗ trợ hằng tháng. Việc làm của ông Thương xứng đáng là tấm gương để mọi người noi theo.
Lão nông vươn lên thoát nghèo, vận động được 30 tỷ đồng xây cầu ở miền TâyÔng vừa được bình chọn là 1 trong 100 gương mặt nông dân của cả nước nhận danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023.