Nói đến thực trạng nhà Hà Nội "ngáo giá",àHàNộivừamuagiátỷraobánngaytỷtỷ lệ 88 tôi xin kể cho các bạn về câu chuyện của người hàng xóm nhà tôi. Đợt dịch Covid-19, hàng xóm của tôi bán căn bên cạnh với giá 8,5 tỷ đồng. Sau đó, chủ mới tới để nguyên trạng, không sửa chữa, không dọn dẹp gì và rao bán ngay lập tức giá 12 tỷ.
Bẵng đi gần ba năm trời để không như vậy tôi mới thấy người ta bán được nhà. Cuối cùng, tôi cũng không biết họ bán được với giá bao nhiêu? Vì mỗi "cò đất" dẫn khách tới lại hét một giá khác nhau. Có khi, chỉ cách nhau chừng 30 phút mà họ hô chênh giá nhau vài trăm triệu đồng là bình thường, đúng kiểu "anh thu đủ phần anh, còn tôi rao bao nhiêu là việc của tôi".
Nói chung, giờ giá nhà "ảo" hay không thì tôi xin để mỗi người tự đánh giá. Chỉ biết là tôi đi qua chỗ làm thủ tục sang tên sổ đỏ, thấy cũng không đông tới mức gây được sốt như đà tăng giá nhà chóng mặt hiện nay.
Còn giải pháp để kìm giá nhà Hà Nội, tôi cho rằng giãn dân là lối đi duy nhất. Đánh thuế có thể giải quyết tình trạng đầu cơ và lướt sóng nhằm thao túng thị trường bất động sản nhưng không thể kéo giá nhà giảm theo, khi cung phải còn xa mới đuổi kịp cầu.
>> Nhà trong ngõ 'ngáo giá' 250 triệu đồng một m2 mãi không ai mua
Mỗi năm, có hàng trăm nghìn tân sinh viên đổ lên thành phố học tập, rồi dù có tốt nghiệp hay không thì họ cũng vẫn sẽ bám trụ lại thành phố, rồi lập gia đình. Ai cũng thích lên Hà Nội, tới khi ổn định cuộc sống, họ lại muốn đón thêm bố mẹ anh chị em lên theo. Chính vì lý do đó, quanh các trường đại học luôn là nơi ách tắc nhất và ngõ ngách lúc nào cũng đông đúc nhất.
Không chuyển trường đại học ra khỏi nội thành thì có lẽ không bao giờ Hà Nội giãn được dân. Phải hạn chế nguồn vào chứ không thể chờ đợi người ở trong trung tâm tự chuyển ra được. Không riêng gì bất động sản hay giao thông, mà y tế, giáo dục, và mọi vấn đề khác trong cuộc sống cũng sẽ quá tải theo.
Người ta cứ chê Hà Nội đông đúc, đắt đỏ, nhưng rồi chẳng ai muốn quay về quê. Không giãn được dân thì sẽ chẳng bao giờ có gì là rẻ, kể cả có kiểm soát được "cò đất" và đầu cơ bất động sản thì nhà vẫn cứ đắt vì cung không đủ cầu.
(责任编辑:Cúp C2)