当前位置:首页 >Ngoại Hạng Anh >Lòng kiêu hãnh đã cho NSND Đặng Thái Sơn sức mạnh_ti so bong da c1

Lòng kiêu hãnh đã cho NSND Đặng Thái Sơn sức mạnh_ti so bong da c1

2025-01-25 06:46:36 [Cúp C2] 来源:Xổ số 88

Chiều 24/11,òngkiêuhãnhđãchoNSNDĐặngTháiSơnsứcmạti so bong da c1 tại Hội nghị văn hóa toàn quốc, GS.TS Lê Hồng Lý - Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã phát biểu tham luận. VietNamNet xin trích đăng một số nội dung của tham luận:.

Văn hoá ở trong mọi khía cạnh của cuộc sống

Trước hết cần nhắc lại một số vấn đề liên quan đến khái niệm văn hoá. Kể từ khi khái niệm này chính thức được Taylor đưa ra từ góc độ nghiên cứu, trong tác phẩm kinh điển Văn hoá nguyên thuỷ của mình từ 1871: “Văn hoá theo nghĩa rộng gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số những năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”.

Đây là một định nghĩa được coi là chuẩn mực mà sau đó có hàng trăm định nghĩa khác cũng gần với nội dung đó, mở rộng hay thu hẹp, hoặc là một phần trong nội dung định nghĩa ấy tuỳ theo mục đích của người nghiên cứu. Năm 1988, nhân dịp lễ phát động Thập kỷ Thế giới phát triển của văn hóa (1988 - 1991), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới (UNESCO) đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: "Văn hóa là tổng thể các hệ thống giá trị, bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất, tinh thần của xã hội. Nó không thuần túy bó hẹp trong sáng tác nghệ thuật bao gồm cả phương thức sống, những quyền cơ bản về con người, truyền thống tín ngưỡng".

Thời gian sau đó thống nhất một cách rõ hơn ở định nghĩa do Đại hội đồng UNESCO đưa ra năm 2002 là “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin". 

Thực tế ở Việt Nam chúng ta, định nghĩa về văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng bao hàm những nét cơ bản và mở rộng mà E. Taylor đã chỉ ra, Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

Bách khoa toàn thư cũng đưa ra định nghĩa bao quát về văn hoá: “Là một hợp phần cơ bản tạo nên đời sống của con người và xã hội, văn hóa được hiểu theo cả hai nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa hẹp, đó là các sản phẩm và các hoạt động trong lĩnh vực tinh thần như văn học, nghệ thuật, triết học, đạo đức… Còn theo nghĩa rộng, nó được hiểu là toàn bộ những giá trị, kể cả về vật chất và tinh thần, do con người sáng tạo ra, nó tiêu biểu cho những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong tiến trình lịch sử". 

Ngày nay, càng ngày chúng ta càng nhận thức rõ sự hiện diện của văn hoá trong mọi khía cạnh của cuộc sống, bởi văn hoá chính là con người. Trở lại với định nghĩa nguyên thuỷ của văn hoá từ khái niệm Hy Lạp cổ đại văn hoá là gieo trồng, trồng cấy. Với bàn tay và trí óc của con người, người ta bứng cái cây do con chim ăn nhả hạt mọc thành cây hoang dại ở đâu đó, đem trồng ở một mảnh đất nhất định, ra hoa kết trái đem lại sản phẩm để họ sinh sống hay lấy gỗ làm nhà, lấy bóng mát che cái nắng hoặc cho đẹp, cho có môi trường cảnh quan… Tức là khi tất cả mọi thứ từ tự nhiên có bàn tay con người can thiệp vào để thành những cái có ích cho họ, đó chính là văn hoá. Bên cạnh những cái đó, thì từ những cảm xúc, suy nghĩ, trí tuệ của con người sản sinh ra những loại hình nghệ thuật (bài thơ, áng văn, bản nhạc, bức tranh…), hay những nghi lễ, phong tục, tập quán trong đời sống con người, hoặc việc phát minh ra những sản phẩm kĩ thuật, công nghệ…, thì tất cả những sản phẩm, những thành tựu ấy là văn hoá.

Bởi vậy, văn hoá chính là con người, gắn chặt với con người trong mọi khía cạnh cuộc sống, mọi thời điểm từ lúc họ sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay và chi phối họ trong tất cả mọi hành vi, thái độ, ứng xử ở mọi nơi mọi lúc… Hiểu như vậy mới thấy rõ văn hoá là động lực, là sức mạnh nội sinh theo quan điểm này. Và như vậy, cũng phải thấy rằng, văn hoá có mặt tích cực và tiêu cực của nó, cái tiêu cực ta thường gọi là phản văn hoá hay phi văn hoá, vô văn hoá, nhưng xét cho cùng nó vẫn là một sản phẩm do con người làm ra. Bởi vậy, để đẩy mạnh sự phát triển của xã hội thì phải khuyến khích, cổ vũ, đề cao những phần tích cực của văn hoá và hạn chế, kiềm chế, hướng đến triệt tiêu (dù không bao giờ triệt tiêu hết) phần tiêu cực của văn hoá. Hay ta thường nhắc đến phần con và phần người trong mỗi con người cụ thể. Khi phần người (văn hoá) lớn, mạnh lên, thì phần con (phản văn hoá) sẽ bị giảm, mất đi.  Nhiều người không gọi phần tiêu cực đó là văn hoá vì nói đến văn hoá là nói đến những điều tốt đẹp mà thôi. Song, thực tế chúng ta không thể làm ngơ, bỏ qua hay tránh khỏi những phần tiêu cực này, nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, cái phần này đang trỗi dậy một cách mạnh mẽ.

Như vậy, về mặt lý thuyết chúng ta đều thống nhất với nhau và thực tế trên các giáo trình cũng như nội dung học tập, tuyên truyền của chúng ta khá thống nhất về vấn đề này. Tuy nhiên trong thực tế, đôi khi vì những lý do này hay lý do khác chúng ta lại quên đi sự nhìn nhận rộng về văn hoá và sự có mặt của nó trong mọi khía cạnh của cuộc sống con người. Có thể điểm ra đây một vài chi tiết sẽ rõ. Chẳng hạn, sau Cách mạng Tháng Tám chúng ta xây dựng một chế độ hướng đến một thế giới đại đồng mà Mác từng mong muốn, mọi người đều bình đẳng như nhau, có quyền lợi như nhau, ý tưởng thì hay và đúng. Tuy nhiên, nhiều khi sự bình đẳng, dân chủ thái quá đó đã dẫn tới tình trạng cá mè một lứa, thiếu tôn ti, trật tự. Do ảnh hưởng của chủ nghĩa vô thần có lúc quá mức, nên trong các hoạt động chống mê tín dị đoan đã phá đi nhiều thiết chế văn hoá (đình, đền, chùa…), phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tâm linh, giá trị lễ nghĩa, trên dưới trong xã hội.

Ở phương diện đào tạo văn hoá, chúng ta thấy ĐH Văn hoá trước đây chỉ tập trung vào 4 mảng theo chức năng quản lý của bộ văn hoá đó là: Bảo tàng, Thư viện, Văn hoá nghệ thuật và Văn hoá quần chúng… Gần như toàn bộ phần văn hoá tín ngưỡng như tên gọi phổ biến hiện nay không được nhắc đến hay nhắc đến với tâm lý kỳ thị. Nhiều loại hình văn hoá tín ngưỡng một thời bị cấm đoán, xoá bỏ đó ngày nay đã trở thành di sản văn hoá đại diện cho nhân loại như ta đã thấy, là minh chứng cho điều đó.

Một thực tế khác là chúng ta rất đúng đắn coi văn hoá là một mặt trận trong chiến đấu và xây dựng. Tuy nhiên trong chiến đấu thể hiện động lực văn hoá này rõ hơn, một bài hát, bài thơ có thể thôi thúc hàng ngàn người xông ra tiền tuyến, như Tố Hữu viết “Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận” là sự thật. Trong thời gian chiến tranh tất cả mọi nguồn lực vật chất và tinh thần của con người được tận dụng để hướng tới mặt trận, vì chiến thắng cuối cùng. Điều này được thể hiện rất rõ trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Tuy nhiên trong xây dựng, nhất là đời sống cho toàn xã hội thì không phải lúc nào cũng nhìn được thật rõ động lực ấy của văn hoá. Trong khi đất nước còn nghèo, kinh tế được ưu tiên phát triển là điều đương nhiên, song do không có sự nhìn nhận về vai trò của văn hoá nên vì tăng trưởng kinh tế mà nhiều giá trị văn hoá bị mất mát. Chẳng hạn như các dự án kinh tế làm nhiều di sản văn hoá bị phá huỷ, đến khi kinh tế ổn định, có của ăn của để quay lại thì văn hoá đã mất (cả di sản vật thể lẫn phi vật thể), có nhiều cái không thể nào khôi phục được.

Tuy vậy, các di sản vật thể và phi vật thể bị mất đi đã là một sự mất mát to lớn, song điều mất mát lớn hơn chính là mất con người, trong đó có lỗi không nhỏ từ những vấn đề văn hoá liên quan đến nó. Đó là những khía cạnh văn hoá liên quan đến đạo đức, lối sống, tâm hồn…., những cái chi phối bên trong, như một động lực làm tha hoá con người. Những vấn đề văn hoá hết sức quan trọng này đã có lúc không được chú ý nhìn nhận một cách thấu đáo, vì thế tạo nên sự hư hỏng của một bộ phận cán bộ và trong xã hội, gây tổn thất rất đau đớn trong thời gian qua. Nhìn từ góc độ văn hoá đó chính là sự không nhìn nhận động lực của những khía cạnh văn hoá trong mọi hoạt động và hành vi cuộc sống. 

Đối với bộ phận cán bộ tha hoá, một khía cạnh văn hoá tiêu cực kiểu “một người làm quan, cả họ được nhờ” vẫn diễn ra, trong chừng mực nào đó lại còn mạnh hơn bởi việc trao quyền lực cho những người lãnh đạo ngày nay nhiều hơn. Nhất là giai đoạn sau đổi mới, các cơ quan, xí nghiệp nhà nước vẫn chiếm vai trò chủ đạo, nên cơ hội đưa người thân, họ hàng vào các vị trí cơ quan nhà nước một cách dễ dàng hơn. Đến giai đoạn cổ phần hoá các tài sản nhà nước thì những kẽ hở luật lệ trong hoạt động cổ phần bị khai thác để người ta chiếm đoạt lợi ích của nhà nước. Cùng với sự hội nhập quốc tế, nền  kinh tế thị trường và các công ty nước ngoài vào làm ăn ở nước ta, khi luật pháp chưa chặt chẽ, khung pháp lý chưa được đáp ứng đầy đủ, thì những kẽ hở ấy càng được khai thác nhiều hơn. Từ đây tạo ra các nhóm lợi ích từ kinh tế rồi lan sang chính trị, tư tưởng mà cao nhất là sự tha hoá về quyền lực dẫn đến sự kéo bè kéo cánh, mua bán quyền lực, làm hư hỏng một bộ phận cán bộ, những vụ án gần đây đã chứng minh điều đó.

Điều đau đớn nhất như Tổng Bí thư đã từng nói đó là chúng ta không chỉ mất cán bộ, mà còn mất niềm tin trong nhân dân, làm vui mừng các thế lực thù địch vì đúng như họ mong muốn. Đây chính là điều mà những nhà hoạch định chiến lược Mỹ-phương Tây suốt trong thời gian dài đã xây dựng một chiến lược mang tên Diễn biến hòa bình,nhằm đẩy nhanh sự tan rã của Liên Xô trước đây. Họ đã đánh trúng vào cái khía cạnh tư tưởng của những con người để tạo ra sự tha hoá đó nhằm "loại bỏ Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản mà không tốn một viên đạn".

Đối với xã hội, sự buông lỏng của văn hoá gia đình xuất phát từ sự phó mặc việc nuôi dạy con cái cho nhà trường, đoàn thể nên nhiều gia đình không quan tâm đến việc giáo dục con cái một cách sát sao. Nhiều khi vì công việc mưu sinh nên cha mẹ không có điều kiện chăm sóc con cái hoặc ỷ vào tâm lý “trăng đến rằm, trăng tròn” nên khi biết được con cái hư hỏng thì đã muộn. Nói như các cụ ta xưa “dạy con từ thuở còn thơ”, đây lại chủ quan, phó mặc tất cả cho nhà trường, xã hội nên hậu quả là không thể lường hết được. Nhất là, bối cảnh xã hội hiện đại, bình đẳng giới và tác động của lối sống ích kỷ cá nhân nên nhiều gia đình xảy ra mâu thuẫn, ly dị, vợ chồng không thống nhất trong việc nuôi dạy con cái. Đứa trẻ mất đi tình cảm gia đình, mất đi lòng yêu thương của bố, mẹ, không khí đầm ấm của gia đình với những sinh hoạt bên mâm cơm, chia sẻ những tâm tư, tình cảm của con cái với bố mẹ nên đứa trẻ bị cô đơn, trầm cảm dẫn đến tự kỷ, phá phách. Đứa trẻ mất đi tình yêu thương, lòng vị tha, trắc ẩn, không biết kính trên nhường dưới, phân biệt thứ bậc, bổn phận, tâm hồn bị chai sạn, nên khi lớn lên, ra đời mang trong mình những mối hận về gia đình, xã hội. Khi đó những thế lực thù địch muốn lợi dụng họ sẽ dễ dàng nhuộm đen họ một cách đơn giản.

Nói như Allen Dalles cựu giám đốc tình báo Mỹ: “Chúng ta sẽ nắm lấy vận mệnh của họ ngay từ khi còn trẻ thơ, niên thiếu, chúng ta sẽ đặt hy vọng chủ yếu vào lớp thanh niên này và sẽ làm cho họ tha hóa, phân rã và đồi trụy. Chúng ta sẽ biến họ thành kẻ trơ trẽn và đểu giả”. Hệ quả của những vấn đề này dẫn đến những hội nhóm thanh thiếu niên bất cần hay thù ghét gia đình, hay những hiện tượng tranh giành nhau quyền lợi giữa anh em trong nhà, rồi đẩy bố mẹ ra ngoài đường như chúng ta thấy. Từ những bức bối ấy ở gia đình, khi vào làm việc tại các cơ quan, công sở, xí nghiệp… không tránh khỏi những tác động xấu đến công việc mà họ đảm nhận. Tất cả những điều đó có nguyên nhân từ sự mất mát văn hoá gia đình gây nên và nó tạo thành những động lực ghê gướm cản trở sự phát triển của xã hội. Gần đây ở Trung Quốc người ta đang có dự thảo luật xem xét trừng phạt bố mẹ nếu con cái có "hành vi sai trái" bởi họ cho rằng: “Có nhiều lý do khiến trẻ vị thành niên có hành vi sai trái, nhưng việc giáo dục trong gia đình hạn chế hoặc không phù hợp là nguyên nhân chính”.

Ra ngoài xã hội lại gặp những tiêu cực khác trong lối sống, cách ứng xử, mất kỷ cương xã hội, gặp những bất công trong thực tế…. tạo nên những suy nghĩ rồi dẫn đến hành động tiêu cực. Đó chính là những động lực văn hoá trong mỗi con người tạo nên những tiêu cực cho xã hội. Những cái đó cứ lớn dần trong những con người ấy, và đặc biệt là những ứng xử hay thực hành tiêu cực ăn sâu vào lối sống, cách suy nghĩ của mỗi người, dần dần trở thành sự đương nhiên như một thói quen, một việc bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như mỗi khi xảy ra chuyện gì cần giải quyết là người ta nghĩ ngay đến việc phải dùng tiền hối lộ, chạy chọt ở chỗ nào, cửa nào, tìm ai… Đó là một thói quen xấu là hệ quả của một quá trình xuống cấp đạo đức xã hội. Gặp phải các luồng gió ào ạt từ khắp mọi phía tràn vào trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay những động lực ấy đã tạo nên sự cản trở không nhỏ trong mọi lĩnh vực cuộc sống của chúng ta, các nghị quyết của Đảng đã nhìn nhận một cách thẳng thắn.

Những giá trị gia đình, cộng đồng, dòng họ… không còn được như xưa nên sự thái quá của những hành động tiêu cực nhiều khi tăng lên do bị làm ngơ, vô cảm của xã hội. Xưa kia, một khi người ta định làm gì còn bị truyền thống gia đình, tiếng tăm với họ hàng, làng xóm, sự săm soi, để ý của cộng đồng làm họ chùn bước. Vì nếu họ định làm gì trái với luân thường đạo lý, thì trước hết bị cộng đồng chê cười, khinh rẻ, tẩy chay. Anh có thể bất chấp nhưng gia đình, người thân, họ hàng, bà con lối xóm của anh mang tiếng muôn đời vì có đứa con hư. Cho nên, chính cái áp lực (cũng là động lực văn hoá) ấy làm anh chùn bước trước khi quyết định.

Hơn thế, khi con người có niềm tin vào tâm linh, điều đó lại càng có động lực mạnh mẽ, bởi khi người ta nghĩ làm việc này không có ai biết, nhưng có trời biết, thần linh biết, thì nỗi sợ hãi lại càng lớn, nên nó có tác dụng kiềm chế, ngăn cản cái sai, cái ác trong con người ta mạnh mẽ hơn. Ngày nay, khi cái động lực ấy không còn như trước nữa, thần thánh anh ta còn chẳng sợ việc gì con người ấy không dám làm, đó là một nguy cơ khủng khiếp cho xã hội. Những vụ án tàn ác và man rợ chúng ta thấy báo chí nhắc đến khá nhiều trong thời gian vừa qua đã chứng minh cho điều đó.

Từ những vấn đề trình bày trên đây, nếu nhìn nhận văn hoá ở trong mọi khía cạnh của cuộc sống, từ những hoạt động thuần tuý văn hoá nghệ thuật đến các hoạt động xã hội hay trong mọi lĩnh vực khác sẽ thấy nó có mặt ở mọi nơi, mọi chỗ. Lấy ví dụ chỉ một hoạt động kinh tế đơn thuần như chuyện làm ăn, buôn bán ngoài chuyện lời lãi được đặt lên hàng đầu, khía cạnh văn hoá của nó ở chỗ thái độ ứng xử, giữ niềm tin, chữ tín với bạn hàng, không lừa lọc, dối trá, không bất chấp lợi nhuận để hại người, bớt một phần làm từ thiện… Hoặc ở một lĩnh vực thuần tuý kỹ thuật như chế tạo máy móc, khía cạnh văn hoá của nó là những suy nghĩ của người làm ra các máy móc đó, họ có một môi trường gia đình, xí nghiệp nơi làm việc thân thiện, nhân văn thì những sáng tạo của họ được khơi dậy triệt để. Trí tuệ, tài năng của họ được trọng dụng, tôn trọng, được đánh giá đúng thì động lực làm việc và sáng tạo của họ được nâng lên rất nhiều, đem lại những kết quả to lớn.

Động lực văn hoá ở mọi khía cạnh đó của cuộc sống nếu biết khơi dậy đúng hướng tính nhân bản, tính tích cực, hướng thiện sẽ là cái làm cho con người có một sức mạnh ghê gớm để vươn lên, vượt qua mọi thử thách, cam go, tạo ra sự sáng tạo vượt trội. Ngược lại nếu bị chệch hướng sang tiêu cực cũng dễ dàng dẫn con người ta đến những kết cục đau đớn, vùi dập cuộc đời họ xuống bùn đen, đẩy họ sa ngã, dẫn đến đầu hàng, phản bội lại Tổ quốc, dân tộc, khi đó sẽ gây ra tác hại không hề nhỏ cho toàn xã hội, cho đất nước.

Làm gì để khơi dậy những động lực và sức mạnh văn hoá

Trước hết phải tạo ra được một xã hội có môi trường văn hoá nhân bản, lành mạnh và tiến bộ, mọi thứ trong môi trường đó phải rõ ràng, minh bạch. Trong xã hội đó sự trung thực, lòng trắc ẩn, hướng thiện phải được đề cao. Bảo vệ và phát huy nền văn hoá truyền thống của dân tộc vốn được xây đắp hàng ngàn đời nay bằng máu xương và mồ hôi, nước mắt của biết bao thế hệ cha ông. Nền văn hoá đó phải bắt đầu từ cái nôi đầu tiên là gia đình với những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam rồi tới cộng đồng và xã hội. Đó là những động lực văn hoá nâng con người ta lên trước những thử thách, khó khăn.

Một ví dụ điển hình ở trường hợp NSND Đặng Thái Sơn khi ông đi thi giải Chopin tại Ba Lan năm 1980. Một mình ông đơn thương độc mã như ông bộc bạch: “Không ai đi thi mà không người quen, không gia đình, không thầy, không bạn bè, không tiền bạc, không tiếng tăm, hoàn toàn zero như tôi năm đó. Thậm chí đơn dự thi của tôi gần như bị gạt vì gần như không có tiểu sử gì, chưa bao giờ đi thi các cuộc thi khác, chưa bao giờ biểu diễn với dàn nhạc, chưa bao giờ biểu diễn độc tấu, chẳng có một thành tích gì. Chỉ có 2 dòng vẻn vẹn là sinh ở Việt Nam năm 1958, đang học ở Nhạc viện Tchaikovsky. Song khi lên sân khấu tôi có cảm giác tự dưng mình có một sức mạnh gì đó ở đằng sau làm cho mình đánh một cách đầy tự tin. Lúc đó tôi chỉ hoàn toàn đơn thương độc mã, chính lòng kiêu hãnh đã cho tôi sức mạnh". “Sức mạnh gì đó ở đằng sau” và “lòng kiêu hãnh” mà ông có chính là cái văn hoá giáo dục của gia đình và sức mạnh văn hoá của con người Việt Nam trước những gian nan thử thách mà ông được rèn giũa trong thời gian sống, với những trải nghiệm ở gia đình và đất nước khi đó.

Tiếp theo cần hiểu động lực và sức mạnh nội sinh của văn hoá không phải tự dưng hay ngày một ngày hai mà có được mà cái động lực và sức mạnh ấy phải được nuôi dưỡng, giáo dục, vun đắp, chăm bón từng ngày, từng giờ, từ những công việc hết sức nhỏ bé, bình thường diễn ra hàng ngày đến sự trải nghiệm, từng trải được hun đúc, trao truyền ngấm dần từ thế hệ này qua thế hệ khác trở thành căn tính, truyền thống trở thành gien di truyền văn hoá trong mỗi con người. Có như vậy động lực ấy mới không bị mai một, bị ảnh hưởng, lôi kéo trước bất cứ một cám dỗ vật chất hay tinh thần nào để nó bị vẩn đục, tha hoá sẽ dẫn đến dân tộc ấy bị tàn lụi, đúng như câu nói văn hoá mất là dân tộc mất.

Văn hoá là con người, mọi thứ cũng tạo nên và xuất phát từ con người, do vậy con người cần được coi trọng, được đặt lên hàng đầu, cần đưa tất cả về giá trị thực của nó, với đúng những gì nó có ở trong mỗi cá nhân đó. Tạo cho con người sự bình đẳng trước mọi cơ hội để họ phát triển và từ thực lực khả năng của họ đặt họ đúng vị trí trong cuộc sống, họ được nhìn nhận một cách khách quan, công bằng, có như vậy sẽ tạo nên động lực mạnh mẽ cho họ. Và như thế sẽ không còn chuyện chạy theo bằng cấp, danh hiệu, chức danh hay những thành tích ảo, tạo nên những hàng giả, hàng nhái, thiếu chất lượng trong xã hội.

Để làm tốt những điều đó thì vấn đề pháp luật, kỷ cương phải được đề cao, đặt lên hàng đầu, được tôn trọng và phải thật nghiêm minh. Những vụ án chống tham nhũng do Đảng tiến hành thời gian gần đây đã làm nức lòng người dân mọi tầng lớp trong cả nước, kể cả những người vốn không có thiện cảm với chế độ phải công nhận. Pháp luật, kỷ cương được tôn trọng, công minh và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật như một động lực khuyến khích người ta dám nghĩ, dám làm vì đã được pháp luật bảo vệ họ khi họ làm đúng những gì mà luật pháp cho phép. Không còn phải sợ bị bóp méo, bị những áp lực không trong sáng từ một số kẻ thực thi biến chất. Như thế động lực này sẽ khơi dậy sự sáng tạo cho con người. Và điều quan trọng hơn là tạo nên một xã hội lành mạnh, minh bạch, kỷ cương có một môi trường tốt cho tất cả các cơ hội phát triển. Một môi trường như vậy sẽ tạo được tính chính danh của mỗi con người ở vị trí của mình, ngăn chặn được những tham vọng về quyền lực, sự tham lam về đồng tiền, vật chất làm loá mắt con người đẩy họ đến những việc làm bất chính.

Một vấn đề hết sức quan trọng khác trong bối cảnh hiện nay đó là văn hoá làm gương của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các vị trí cao cấp. Các cụ ta đã đúc kết “thượng bất chính, hạ tắc loạn”, người đứng đầu không là gương sẽ không tạo được sự nể phục, kính trọng đối với cấp dưới. Bản thân họ không gương mẫu thì mọi lời nói, việc làm đều không có giá trị trước cấp dưới. Ngoài mặt người ta có thể không nói ra, sợ bị trù dập, nhưng trong lòng không phục, coi thường. Người đứng đầu liêm chính, có đạo đức sẽ tạo được sự kính nể, yêu quý của cấp dưới, nể phục của anh em, bằng không sẽ chỉ là một sự tuân phục giả tạo và đến một lúc nào đó mọi sự sẽ được tung hê, hạ bệ một cách nhục nhã.

Một điều quan trọng hơn, việc mất uy tín của người đó là một phần, song đau đớn hơn nữa là niềm tin của nhân dân vào tổ chức và rộng ra là Đảng và nhà nước bị phai nhạt, thì sự nguy hiểm sẽ lớn biết chừng nào! Văn hoá làm gương của người đứng đầu được coi trọng thì không chỉ người lãnh đạo ấy được cấp dưới yêu mến, quý trọng, mà còn là một động lực mạnh mẽ cho cấp dưới sẵn sàng đem hết trí tuệ ra để xây dựng và phát triển cơ quan, đất nước. Giống như trong thời gian chiến tranh, biết bao những tấm gương sẵn sàng hy sinh để bảo vệ lãnh đạo, bảo vệ sự tồn tại của tổ chức, đó chính là động lực văn hoá đã tạo nên sức mạnh bất chấp hiểm nguy của một con người trong những tình huống khốc liệt nhất. Sự hy sinh ấy không phải vì mục đích danh vọng, tiền tài, địa vị hay một danh hiệu nào mà từ niềm tin được hun đúc của con người đó như một động lực văn hoá nội sinh của họ.

Theo cách nhìn nhận như vậy, chúng ta còn có thể chỉ ra rất nhiều các khía cạnh có thể khơi dậy động lực và sức mạnh nội sinh của văn hoá trong rất nhiều hoạt động khác nhau của mỗi con người. Vấn đề là nhìn ra được để khơi dậy động lực ấy làm nó thúc đẩy sự phát triển cho đất nước.

Như vậy, nếu nhìn văn hoá một cách đầy đủ ở mọi khía cạnh của cuộc sống, chúng ta sẽ thấy văn hoá có mặt ở tất cả những gì liên quan đến con người và trong tất cả mọi lĩnh vực. Một khi có những chính sách, cơ chế phù hợp với lòng người chúng ta sẽ khơi dậy được triệt để nhất động lực văn hoá của con người trên mọi hoạt động, mọi khía cạnh của cuộc sống, mà không phải chỉ thuần tuý ở một loại hình văn hoá, nghệ thuật hay kinh tế xã hội nào khác. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, trong lĩnh vực kinh tế, xã hội động lực văn hoá và sức mạnh nội sinh của nó có thể đem lại một sức mạnh vô biên và nguồn lực kinh tế to lớn. Chẳng hạn như từ sự kêu gọi của những nhà văn hoá, nhà chính trị hay văn nghệ sĩ có uy tín, được yêu chuộng trong xã hội, chúng ta thấy hàng triệu người đã tham gia vào những chiến dịch từ thiện, những hoạt động yêu nước hay đóng góp cứu trợ, trong các hoạt động từ thiện, giải cứu giúp đồng bào tại những hoàn cảnh nhất định. Tinh thần đó lại được khơi dậy như những năm tháng chiến tranh khi cả dân tộc “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” hay “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, “lá lành đùm lá rách”… như đợt chống dịch Covid-19 vừa qua.

Như vậy, hiểu động lực và sức mạnh nội sinh dưới góc độ văn hoá ở trong mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta sẽ thấy bất kể lĩnh vực nào từ chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá đề có thể chỉ ra và khơi dậy động lực và sức mạnh nội sinh của văn hoá, mà không chỉ thuần tuý ở trong một ngành nghề nào. Hiểu được như vậy, để mỗi ngành, mỗi lĩnh vực sẽ phát huy được tối đa những động lực văn hoá trong bối cảnh riêng của ngành mình. Nói như một vị lãnh đạo của chính phủ Pháp trong một cuộc họp, đại ý là: văn hoá ở trong tất cả các vị bộ trưởng (với nghĩa lĩnh vực mà ông ta quản lý) đang ngồi đây, chứ không phải chỉ riêng của ngài Bộ trưởng bộ Văn hoá. Thiết nghĩ đến lúc này sự hiểu biết về động lực và sức mạnh nội sinh của văn hoá ở chúng ta cũng cần phải được hiểu một cách thông suốt và nhuần nhuyễn như vậy không chỉ ở những người đứng đầu các bộ, ngành, mà phải lan toả sự hiểu biết ấy ra toàn xã hội. Có như vậy, mới thấy được động lực và sức mạnh nội sinh thực sự của văn hoá đối với sự phát triển đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta''.

GS.TS Lê Hồng Lý

Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam

Không có văn hóa, sự no đủ hay giàu có cũng vô nghĩa

Không có văn hóa, sự no đủ hay giàu có cũng vô nghĩa

Các nghệ sĩ là đại biểu dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11 chia sẻ ý kiến tâm huyết với VietNamNet.  

(责任编辑:World Cup)

    推荐文章
    热点阅读