您的当前位置:首页 >Cúp C1 >Sự thật clip nữ sinh đeo khăn quàng đỏ đánh, lột đồ bạn_lịch thi la liga 正文

Sự thật clip nữ sinh đeo khăn quàng đỏ đánh, lột đồ bạn_lịch thi la liga

时间:2025-01-27 23:42:03 来源:网络整理编辑:Cúp C1

核心提示

Tin thể thao 24H Sự thật clip nữ sinh đeo khăn quàng đỏ đánh, lột đồ bạn_lịch thi la liga

- Sự việc nhóm nữ sinh đánh hội đồng bạn đã xảy ra được 3 năm nhưng mấy ngày nay lại được chia sẻ nhiều trên mạng. Nhóm nữ sinh đánh bạn và quay clip đã bị buộc thôi học 1 năm. Việc chia sẻ những thông tin cũ như vậy có ảnh hưởng gì?ựthậtclipnữsinhđeokhănquàngđỏđánhlộtđồbạlịch thi la liga

Clip dài 6 phút ghi lại một nhóm bạn nữ dù chân, tay đánh hội động bạn khá dã man. Người chịu đòn là một nữ sinh chỉ biết ôm đầu, khóc và cầu xin. Suốt mấy ngày qua, trên Facebook và Youtube đã có hàng chục nghìn lượt chia sẻ, bình luận bày tỏ sự tức giận với hành động của nhóm nữ sinh trong clip này.

{keywords}

Chú thích ảnh: Ảnh cắt ra từ clip trên Facebook. Dù đã xuất hiện từ năm 2011 nhưng clip này khi được dẫn lại, chia sẻ trên Facebook hay Youtube vẫn khiến rất nhiều thành viên bức xúc.

 Tuy nhiên, đây không phải clip mới. Vụ việc này đã từng gây xôn xao vào năm 2011. Chính xác thì vụ việc diễn ra lúc 10g30 ngày 19/4/2011 tại phòng thí nghiệm vật lý của Trường THCS Nguyễn Hiền, sau tiết thí nghiệm học sinh được về sớm. Lúc này K.L (học sinh lớp 76 ) đã rủ hai bạn cùng lớp là T.N, NP và hai bạn học lớp 610 là K.L và Q.N kéo L.H (lớp 76) ra để đánh ghen và quay clip. Không chỉ đánh dã man, nhóm nữ sinh này còn dùng dao lam đe dọa và cởi áo H để bạn khác quay lại.

Nhóm nữ sinh đánh bạn và quay clip đã bị buộc thôi học 1 năm.

Khi phát hiện đây là clip cũ, nhiều người sử dụng mạng đặt vấn đề: Việc chia sẻ một thông tin đã cũ liệu có cần thiết phải khơi lại, làm ầm ĩ trong khi thời gian trôi qua, các nhân vật trong clip đã lớn dần?

Phân tích về sự việc, giảng viên Phan Kiền (Khoa Báo chí&Truyền thông, Trường ĐH Khoa học Xã hội&Nhân văn, ĐH Quôc gia Hà Nội) cho rằng: “Việc đăng lại một thông tin cũ trên mạng không có vấn đề gì cả, nếu không nói là trong nhiều trường hợp còn tốt. Khi dạy báo chí, chúng tôi vẫn dạy sinh viên là thi thoảng phải để ý lại những thông tin đã làm trước đó, một là để kiểm tra xem sự việc đã được giải quyết chưa, hai là trong nhiều trường hợp có những tình tiết mới phát sinh thì sẽ có thêm thông tin cho công chúng theo dõi”.

Theo ông Kiền: Mạng xã hội đang làm được một việc rất quan trọng là đưa những thông tin mà báo chí không có/không đăng (được). Trên báo chí Việt Nam hiện nay có nhiều bài báo chỉ thông tin sơ qua vấn đề rồi để đó.

Nhiều người viết chỉ tiếp cận sơ sài cho xong 1 cái tin hoặc một bài rồi thôi. Thực tế có rất nhiều vụ việc đã bị bỏ qua. Ở khía cạnh này, việc mạng xã hội share (chia sẻ) lại những thông tin cũ cũng là một cách để cùng kiểm chứng lại xem vấn đề đã được giải quyết thấu đáo chưa. Đó là mặt tốt.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp như trường hợp video clip học sinh đánh nhau ở trên thì lại là một trường hợp đặc thù.

"Không nên khơi lại một chuyện không đáng khơi/không đáng nghĩ lại nữa vì nó chẳng tốt đẹp gì và thậm chí còn có thể tạo ra "hiệu ứng ngược" trong thông tin với những độc giả chưa đủ nhận thức" -ông Kiền nói.

Tuy nhiên, phân tích "lý tính", ông Kiền cho rằng việc đăng lại như trường hợp trên cũng không đến mức phải phản đối bởi:

Thứ nhất, việc nhắc lại một sự việc gây sốc cho cả xã hội dưới một góc độ nghiêm túc, phản biện và cầu thị sẽ giúp chúng ta có dịp nhìn nhận lại chính mình và chính xã hội.

Thứ hai, ngay trong bài viết từ năm 2011, phóng viên đã có ý thức viết tắt tên của các nạn nhân và thủ phạm (đây là một ý thức đối xử rất cần với trẻ vị thành niên mà nhiều báo hiện nay không ý thức được. Khi xem lại thông tin này, biết đâu đấy trong nhận thức mới, các em lại có ý thức hơn trong hành động cho tương lai của mình.

  • Văn Chung