Sau vụ tai nạn thảm khốc,àngtraiBìnhĐịnhcụtchânbếbồnglaudọnchocụgiàxalạkeonhacai5. chàng trai trẻ ở Bình Định quyết tâm đứng dậy làm lại cuộc đời. Trong chuyến ra miền Bắc học nghề anh, đã viết câu chuyện cổ tích ở đời thực.
Quý bà chuyên 'đánh gục' trai trẻ sập bẫy tình đau đớn
Nửa đêm, cô dâu gào khóc bỏ chạy khỏi phòng tân hôn
Hai đại gia Nam Định khẩu chiến, tuyên bố hủy ngày cưới con
'Sự cố' trong phòng ngủ khiến đôi vợ chồng cầu cứu bác sĩ nam khoa
Ở tuổi 22 tràn đầy nhiệt huyết và hoài bão với công việc ổn định thì chàng trai Nguyễn Văn Lưu (SN 1994, quê gốc Bình Định) không may bị tai nạn giao thông và vĩnh viễn mất đi chân trái.
Không chịu đầu hàng trước số phận, sau khi xuất viện, anh Lưu trở lại với công việc và theo đuổi những ước mơ của riêng mình. Hai năm sau vụ tai nạn kinh hoàng, chàng trai đất võ Bình Định theo học nghề xăm hình nghệ thuật ở Vĩnh Phúc.
Tại đây, anh gặp và giúp đỡ cụ ông cô đơn, bệnh tật không có gia đình, người thân bên cạnh. Hình ảnh người đàn ông khốn khổ nằm giữa không gian rác thải, lòng anh bất chợt dấy lên niềm xót xa khó tả. Anh nghĩ không biết liệu mai này mình có rơi vào hoàn cảnh tội nghiệp như vậy không?
Cụ Tiến sống một mình trong căn nhà tình nghĩa, không ai chăm sóc. Anh Lưu đã quyết định giúp đỡ cụ. |
"Nhìn cảnh cụ nằm đó, bất lực, yếu ớt tôi đã bật khóc. Tôi nghĩ về bản thân mình cách đây 2 năm: cô đơn, mất một chân, nằm một chỗ.
Cảm giác giống như lúc vừa bị cưa chân được đẩy ra khỏi phòng mổ và nằm khóc một mình. Khi ấy mọi thứ đều tối tăm, mịt mù, không biết tháng ngày sau này tôi phải sống tiếp ra sao.
Từ những suy nghĩ đó, tôi quyết tâm qua chăm sóc, hàng ngày cho cụ ăn uống, thay quần áo như người thân của mình”, Nguyễn Lưu kể.
Được biết cụ ông tên là Nguyễn Văn Tiến (90 tuổi) đang sống một mình trong căn nhà tình nghĩa do địa phương xây tặng tại TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc).
Anh Lưu chăm sóc cụ Tiến như người ruột thịt. |
Chia sẻ về tình trạng cụ ông, anh Lưu cho biết: “Cụ bị lẫn nên hay nóng giận, chửi mắng người khác. Ban đầu hàng xóm nhiệt tình sang giúp nhưng lâu dần thưa thớt hơn. Cụ cũng không chịu vào viện dưỡng lão, chỉ nằm im một chỗ, ai thương tình thì mang đồ ăn sang cho”.
Anh Lưu chia sẻ thêm, nhà cụ không có đường dây điện, nhà vệ sinh bị hỏng nhiều năm nay, không sử dụng được. Cụ Tiến chủ yếu đại, tiểu tiện tại chỗ nên căn nhà lúc nào cũng bốc mùi nồng nặc.
Khi đến cụ Tiến hay mắng, đuổi anh đi vì sợ người lạ mặt ăn cắp đồ nhưng sau thấy chàng trai tốt bụng, giúp đỡ mình, cụ mới yên tâm để anh làm.
Hàng ngày anh Lưu sang thay quần áo, mua đồ cho cụ Tiến ăn. |
Chàng trai Bình Định tự tay dọn dẹp rác, vệ sinh căn nhà cho sạch sẽ, khang trang. Ngoài ra, anh sắm thêm vài bộ quần áo mới, ít chăn ga gối đệm cho ông dùng trong mùa đông.
"Tôi chỉ lo, vài ngày nữa kết thúc khóa học, mình phải quay về Bình Định, cụ lại không có ai nương tựa. Thực sự tôi rất buồn. Cụ ông có cô cháu gái nhưng ở xa quá. Hi vọng, tôi đi rồi vẫn có nhiều người quan tâm cụ như mình.
Tiền mọi người quyên góp gần đây, tôi gửi lại cho bác gái gần nhà giúp cụ mua đồ ăn uống. Còn dọn dẹp, vệ sinh chắc không có ai, cụ sẽ phải tự làm", Anh Lưu bộc bạch.
Sau vụ tai nạn, chàng trai Bình Định vĩnh viễn mất chân trái nhưng vượt lên số phận, anh đã mang trái tim nhân hậu của mình dành tặng cuộc đời. |
Ngược dòng về quá khứ, anh Lưu chợt trầm xuống, đôi mắt đỏ hoe, nhớ lại: “Năm đó, tôi bị chiếc xe ô tô 7 chỗ cán vào. Tôi nhập viện trong tình trạng khá nguy kịch, mất máu cấp.
Các bác sĩ yêu cầu tiến hành phẫu thuật gấp để cắt bỏ phần chân trái bị cán nát. Với một người trẻ tuổi, quyết định đó không hề dễ dàng gì.
Nhưng nếu không cưa chân, tính mạng cũng không giữ được. Giữa tình thế cấp bách tôi chấp nhận mất đi một bên chân để có thể tiếp tục sống”.
Tháng ngày ấy, nằm trong bệnh viện, mùi thuốc sát khuẩn, tiếng máy móc và màu sắc trắng xóa luôn bủa vậy khiến chàng thanh niên tưởng chừng như gục ngã. Đang là người khỏe mạnh, lành lặn, bỗng chốc anh phải nằm một chỗ, mọi sinh hoạt phụ thuộc vào người khác.
Mẹ anh nhìn con trai, lòng đau thắt ruột gan, bao nhiêu năm chắt chiu, dành dụm nuôi con khôn lớn những mong con có tương lai rộng mở nhưng mọi thứ đều tan biến chỉ sau một đêm.
Suốt từ ngày tai nạn, anh gần như thức trắng, cứ nhắm mắt lại là ký ức khủng khiếp lại tràn về. Muốn khóc nhưng không dám vì sợ bố mẹ đau lòng, suy nghĩ.
“Một từ "Đau" hay trăm ngàn từ "Đau" cũng không diễn tả được sự đau đớn cùng cực trong lòng tôi khi ấy. Đó có lẽ là giây phút tối tăm nhất cuộc đời” tôi.
Nhìn chiếc chân tật nguyền băng kín, cụt đến mỏm đầu gối cộng thêm những mũi tiêm truyền đau đớn, vết thương nhức buốt, có lúc tôi định buông xuôi.
Thế nhưng nhìn gia đình, bạn bè ngày ngày nỗ lực bên cạnh, động viên. Mái tóc bố mẹ bạc nhiều hơn, tôi tự nhủ bản thân phải nỗ lực cố gắng vươn lên ”, Nguyễn Lưu nói tiếp.
Vượt qua nỗi đau, Nguyễn Lưu tự tập đi lại, sống lạc quan, để bản thân không trở thành gánh nặng cho gia đình. Anh mang trái tim nhân hậu của mình dành tặng cuộc đời và viết nên những câu chuyện cổ tích giữa đời thường.
Anh thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện. |
“Đôi khi mệt mỏi quá, tôi muốn gọi cho mẹ, nói với mẹ rằng mình kiệt sức, muốn về bên mẹ nhưng nghĩ tới nỗi khổ bố mẹ đã chịu đựng vì mình tôi lại cứng rắn, cố gắng quên đi”, đưa tay gạt nước mắt, Nguyễn Lưu tâm sự.
Gửi con 3 tuổi theo chiến dịch Babylift, 43 năm sau người mẹ Sài Gòn mang nỗi ân hận khôn nguôi khi không thể có tin tức về con. Bà đã dành phần đời còn lại của mình chỉ mong được gặp con gái thêm một lần nữa...