Đỗ Sơn Dương,ườikhởinghiệpcủlịch thi đấu các giải bóng đá châu âu người thanh niên sinh ra sau khi Việt Nam đổi mới năm 1986 là mẫu người đầy nhiệt huyết và tham vọng.
Tháng 9 vừa qua, Dương và hai người bạn nữ quyết định sáng lập Toong, không gian làm việc chung (coworking space) chuyên nghiệp quy mô lớn đầu tiên ở Hà Nội để bắt đầu con đường mới: lập doanh nghiệp.
“Ý tưởng của tôi là cần phải đón đầu nhu cầu ngày càng tăng trong giới doanh nhân trẻ về một không gian làm việc có tính kết nối cao giữa họ”, Dương nói trong văn phòng diện tích 700 mét vuông được trang bị các đường truyền Internet bảo mật tốc độ cao tại số 8 Tràng Thi, Hà Nội.
Đăng ký thành lập doanh nghiệp theo luật mới tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM. Ảnh: Quốc Hùng |
Bỏ lại sau lưng vị trí giám đốc điều hành công ty tư vấn thương hiệu của Hoa Kỳ - Richard Moore Associates - với mức lương cao, Dương quyết định làm gì đó cho riêng mình. “Tôi luôn không cảm thấy hài lòng với cách làm việc truyền thống ở văn phòng. Nó quá gò bó và tẻ nhạt. Vì thế, tôi luôn ra ngoài làm việc để tìm nguồn cảm hứng mới. Tôi nghĩ là nhiều người trẻ cũng nghĩ như tôi”, Dương, người đã tham gia tư vấn cho nhiều thương hiệu như VietJetAir, Kangaroo, PVcomBank, Thaco... nhớ lại ý tưởng thúc đẩy anh thành lập Toong.
Ngày 18-11-2015 vừa qua là một ngày đáng nhớ với Dương, khi anh tiếp đón tại Toong Phó chủ tịch tập đoàn Google Mike Cassidy, người đã chia sẻ những ý tưởng và kinh nghiệm cá nhân về khởi nghiệp.
Thính giả là hàng chục thanh niên, hầu hết là những người dưới 30, đã và đang bắt đầu khởi nghiệp.
Dương kể, thực ra trước đó một tháng Cassidy đã âm thầm đến thăm Toong, và rất thích mô hình này nên đã quyết định đến nói chuyện với các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam ở đây.
Hàng tuần, Dương và các đồng sự tổ chức 2-3 sự kiện với nội dung chính về khởi nghiệp. Số lượng những người tham gia các sự kiện này ngày càng đông. “Rất nhiều người trong chúng tôi muốn làm gì đó cho riêng mình”, anh nói.
Dương, hay cách Toong vận hành để hấp dẫn giới thanh niên khởi nghiệp, chỉ là một trong những câu chuyện đáng phấn khởi gần đây về tinh thần khởi nghiệp, vốn từng nở rộ sau năm 2000, rồi sau đó bị thui chột bởi những bất ổn vĩ mô kéo dài.
Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Bùi Quang Vinh, trong nửa cuối năm 2015 sau khi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư có hiệu lực, cả nước có 46.740 doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng số vốn đăng ký 302.674 tỉ đồng, tăng 24,5% về số doanh nghiệp và tăng 50,3% về số vốn đăng ký mới so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung cả năm 2015, số doanh nghiệp thành lập mới đạt 93.868 doanh nghiệp, là số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới “lớn nhất từ trước tới nay”. “Đây là tín hiệu tích cực, cho thấy môi trường đầu tư kinh doanh đã có sự khởi sắc và trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư”, ông Vinh nói.
Tinh thần khởi nghiệp của những người như Dương và các bạn có thể là kết quả của một thế hệ được học hành tử tế hơn đang dần chín sau đổi mới, hay của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, hay của nền tảng kinh tế vĩ mô đang dần ổn định trở lại...
Dù là nguyên nhân nào, thì xu thế đó cũng làm cho ông Vinh, người mang trách nhiệm thúc đẩy khu vực doanh nghiệp, phấn khởi.
Ông đang rốt ráo soạn thảo dự luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà nói thẳng ra là luật cho doanh nghiệp tư nhân. Bản thảo đầu tiên sắp được công bố để thảo luận.
Bên cạnh đó, ông vừa trình Chính phủ đề án thành lập các trung tâm ươm mầm doanh nghiệp nhằm hỗ trợ tinh thần sáng tạo, nhất là của giới trẻ, để đầu tư mạo hiểm.
Năm 2014, ông đã xin lập được quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng vốn ngân sách để khuyến khích khu vực kinh tế này.
“Mong muốn của tôi thì lớn, tài năng thì có hạn mà chưa làm được nhiều để thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân. Điều đó làm tôi rất trăn trở. Doanh nghiệp tư nhân là tương lai của Việt Nam”,ông nói trong trụ sở của Bộ KHĐT một ngày cuối năm 2015.
Cho dù khu vực doanh nghiệp tư nhân vẫn còn bị phân biệt đối xử như là hệ quả kéo dài của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, đóng góp của nó đã lên tới 50% GDP, vượt qua thành phần kinh tế nhà nước được xác định là “chủ đạo”. Đây là thực tế mà không một nhà lý luận nào bác bỏ được.
“Với tỷ trọng như vậy, tôi nghĩ nó đang là động lực, và chúng ta đang mong muốn nó thực sự là động lực lớn”, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Đảng Vương Đình Huệ khẳng định.
Ông Huệ kể, hôm họp hội nghị Trung ương 13, ông phát biểu hiện nay ở nước ta mới có hơn 500.000 doanh nghiệp đăng ký, và chúng ta đang mong muốn cuối nhiệm kỳ 2020 lên được 2 triệu doanh nghiệp, tức gấp 4 lần hiện nay. Muốn có một số lượng doanh nghiệp tư nhân lớn như vậy thì phải có chính sách hỗ trợ.
Ban Kinh tế Trung ương đã hoàn thành đề án định hướng và giải pháp trong chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sau khi tham vấn rất nhiều bộ, ngành và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Dự kiến báo cáo này sẽ được công bố trong thời gian tới để lấy ý kiến đóng góp.
“Chúng ta phải có chính sách làm cho doanh nghiệp dân tộc mạnh lên, mà trước hết phải tạo môi trường kinh doanh thuận lợi chung để ai cũng được hưởng. Phải hành xử với nhau theo nguyên tắc của kinh tế thị trường, lấy hiệu quả và chất lượng là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hoạt động. Đừng có phân biệt doanh nghiệp to hay nhỏ, đừng có phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân. Đã là doanh nghiệp Việt Nam là của người Việt Nam”, ông nói.
Dương và các bạn không biết những tranh luận này. Hay đúng hơn anh chẳng quan tâm vì đang dành toàn bộ thời gian và tâm sức cho công việc ở doanh nghiệp mình.
Dẫn chúng tôi đi khắp các căn phòng, giới thiệu với những thanh niên trẻ đang chuẩn bị khởi nghiệp một ngày gần đây, anh say sưa nói về công việc, về những kế hoạch hiện nay và tương lai.
Nhìn người thanh niên tốt nghiệp ở Hà Lan, tràn đầy nhiệt huyết, và các cộng sự trẻ tuổi đầy tự tin, tôi tự nhủ, có lẽ đây mới là thế hệ sẽ tạo ra động lực thật sự cho đất nước.
(Theo Tư Giang- Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
XEM THÊM:
>> Nguyễn Hà Đông một năm sau
(责任编辑:Cúp C2)