Mới đây,áoviênkhôngđượcmượnphòngcủatrườngđểtổchứcdạythêtylecuoc Sở GD-ĐT Nam Địnhcó văn bản gửi các trường THPT, Phòng GD-ĐT trực thuộc yêu cầu chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm.
Ông Vũ Đức Thọ, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định cho biết hiện nay có tình trạng một số cơ sở giáo dục và giáo viên đang tổ chức dạy thêm, học thêm không đúng với quy định. Điều này dẫn đến hoạt động này không thực sự hiệu quả, tạo dư luận không tốt đối với học sinh, phụ huynh và xã hội.
Do đó, Sở GD-ĐT Nam Định yêu cầu các đơn vị không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm. Học sinh có nhu cầu học thêm tự nguyện viết đơn xin học thêm và được gia đình đồng ý, bố mẹ hoặc người giám hộ phải ký vào đơn.
Các trường phải thực hiện đúng quy định về thời gian, thời lượng, các yêu cầu chung về dạy thêm, học thêm trong nhà trường và theo đúng kế hoạch dạy thêm, học thêm đã báo cáo; tuyệt đối không dạy thêm học thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; không dạy thêm với học sinh tiểu học, trừ trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống, dạy Tiếng Anh theo Đề án 1792 của UBND tỉnh Nam Định.
Ngoài ra, các trường không dạy quá 5 buổi/tuần đối với lớp 9, 12; không quá 4 buổi/tuần với các khối lớp còn lại của cấp trung học; không dạy quá 4 tiết/buổi, không tổ chức dạy thêm học thêm vào ngày Chủ nhật, ngày lễ và sau 17h30 phút các ngày trong tuần.
Đối với giáo viên hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức dạy thêm học thêm ngoài nhà trường; có thể tham gia dạy thêm học thêm ngoài nhà trường nhưng không được dạy thêm với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của hiệu trưởng quản lý giáo viên đó.
Sở GD-ĐT Nam Định yêu cầu các trường không tự ý cho giáo viên trong trường mượn hoặc thuê cơ sở vật chất, tài sản nhà trường để tổ chức dạy thêm học thêm. Nếu cho cá nhân, tổ chức mượn hoặc thuê cơ sở vật chất, tài sản nhà trường để tổ chức dạy thêm học thêm, nhà trường phải xây dựng đề án báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
Tại Nghệ An, Sở GD-ĐT cũng quyết định tạm dừng việc liên kết dạy kỹ năng sống trong các nhà trường, đồng thời rà soát các trung tâm, thẩm định chương trình dạy kỹ năng sống. Sau khi tạm dừng, việc dạy kỹ năng sống cho học sinh vẫn được các nhà trường triển khai thông qua lồng ghép, tích hợp vào các môn học, hoạt động trải nghiệm...
Sở GD-ĐT Nghệ An cho hay việc dạy và học phải được triển khai theo tinh thần tự nguyện, không được ép buộc. Riêng các trung tâm ngoài nhà trường nếu đủ điều kiện đảm bảo theo quy định vẫn được hoạt động theo đúng các văn bản hướng dẫn và theo nhu cầu phụ huynh. Đồng thời, Sở GD-ĐT tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc hoạt động của các trung tâm giáo dục kỹ năng sống này.
Tại An Giang, Sở GD-ĐT cũng vừa ban hành công văn chấn chỉnh việc nuôi giữ, chăm sóc học sinh tiểu học ngoài giờ học chính khóa tại các cơ sở ngoài nhà trường.
Sở GD-ĐT An Giang yêu cầu Trưởng phòng GD-ĐT chỉ đạo hiệu trưởng các trường tiểu học thực hiện nghiêm túc, đúng quy định về hoạt động nuôi giữ, chăm sóc học sinh ngoài giờ học chính khóa; không được tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào tại cơ sở nuôi giữ và chăm sóc học sinh.
Nhà trường và giáo viên tuyệt đối không dùng các biện pháp trực tiếp hay gián tiếp để gợi ý hay ép buộc học sinh tham gia.
Sở GD-ĐT tỉnhPhú Thọtrước đó cũng ban hành công văn về việc chấn chỉnh hoạt động dạy thêm, học thêm.
Sở GD-ĐT nghiêm cấm tổ chức dạy thêm đối với học sinh học buổi chiều 2 buổi/ngày, học sinh tiểu học (ngoại trừ trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống).
Người đứng đầu nhà trường phải nâng cao giám sát, thường xuyên theo dõi, nắm bắt và quản lý giáo viên đơn vị mình có tham gia dạy thêm trong và ngoài nhà trường theo quy định…
Trả lời kiến nghị của cử tri về việc sửa đổi thay thế thông tư 17/2012/TT-BGDĐT về quy định dạy thêm học thêm, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, các quy định khác của Thông tư số 17 vẫn có hiệu lực thi hành như quy định về nguyên tắc dạy thêm, học thêm, các trường hợp không được dạy thêm, học thêm, trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm của địa phương, cơ sở giáo dục.
Hoạt động dạy thêm, học thêm phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản sau: Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; Học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau, khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực của học sinh; Tuyệt đối không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khoá để đưa vào giờ dạy thêm; Không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa.
Bộ GD-ĐT cũng quy định rõ, đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được gia đình đồng ý. Giáo viên không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm. Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của học sinh.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)