您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
Hồi sinh chữ Mường, chữ Thái gìn giữ hồn cốt dân tộc ở Thanh Hóa_soi kèo brighton vs nottingham forest
Ngoại Hạng Anh56人已围观
简介Đảng và Nhà nước ta luôn có quan điểm nhất quán và khẳng định, văn hóa nói chung, văn hóa dân tộc th ...
Đảng và Nhà nước ta luôn có quan điểm nhất quán và khẳng định,ồisinhchữMườngchữTháigìngiữhồncốtdântộcởThanhHósoi kèo brighton vs nottingham forest văn hóa nói chung, văn hóa dân tộc thiểu số nói riêng là một bộ phận quan trọng, là động lực của sự phát triển bởi “văn hóa là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc, Văn hóa còn thì Dân tộc còn”.
Ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số
Hiện nay, 27/53 dân tộc thiểu số có bộ chữ viết riêng, như Tày, Thái, Hoa, Khmer, Nùng, Mông, Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Chăm, Cơ-ho, Mnông... và đang được bảo tồn. Một số ngôn ngữ được sử dụng trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, các đài phát thanh và truyền hình địa phương, và được sử dụng để in các tác phẩm văn nghệ truyền thống, các sáng tác mới...
Bên cạnh đó, việc tổ chức dạy, học ngôn ngữ dân tộc thiểu số cũng được triển khai ở các trường học vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên cả nước. Hiện nay, cả nước đã có 30 tỉnh triển khai với 700 trường học tiếng dân tộc thiểu số; phát hành 8 chương trình tiếng dân tộc (Chăm, Khmer, Gia-rai, Ba-na, Ê-đê, Mông, Mnông, Thái) và 6 bộ sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số (Chăm, Khmer, Gia-rai, Ba-na, Ê-đê, Mông).
Nhiều địa phương đã khảo sát, thống kê, sưu tầm tiếng nói, chữ viết, thư tịch cổ của các dân tộc; biên soạn, xuất bản sách tiếng dân tộc thiểu số. Thanh Hóa là một trong những tỉnh tích cực trong công tác bảo tồn này.
Nỗ lực hồi sinh chữ Mường, chữ Thái ở xứ Thanh
Thanh Hóa có hơn 3,7 triệu người sinh sống với 7 dân tộc, trong đó có 6 dân tộc thiểu số chủ yếu là Mường, Thái, Mông, Dao, Thổ, Khơ Mú. Mỗi dân tộc đều có tiếng nói và chữ viết riêng. Nhưng số người biết viết, biết đọc các bộ chữ này ngày càng thưa, chủ yếu là các nghệ nhân cao tuổi, các nhà nghiên cứu và sưu tầm văn hóa.
Đứng trước các nguy cơ mai một văn hóa truyền thống, nói chung, và chữ viết, nói riêng, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm nỗ lực bảo tồn và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Dân tộc Mường ở Thanh Hóa có khoảng 40 vạn người, sinh sống tập trung ở 11 huyện miền núi và 27 xã của các huyện miền xuôi. Người Mường có văn hóa truyền thống riêng độc đáo, phong phú và đa dạng như sử thi Đẻ đất đẻ nước, hát xường, Mo Mường, múa pồn pông, diễn xướng cồng chiêng… Để bảo tồn và phát triển kho tàng văn hóa đồ sộ ấy, người Mường cần có công cụ quan trọng là chữ viết. Về mặt ngôn ngữ, người Mường nằm trong nhóm Việt – Mường, có nhiều nét tương đồng với chữ quốc ngữ. Đây là một trong những thuận lợi để xây dựng bộ chữ viết và phổ cập nó trong cộng đồng dân tộc Mường.
Nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu đã dành nhiều năm sưu tầm, khảo cứu, hệ thống hóa bộ chữ viết Mường. Cuối tháng 9, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội thảo Bộ chữ Mường tỉnh Thanh Hóa, đề xuất bộ chữ Mường với 29 chữ cái, 136 vần, 14 nguyên âm, 9 phụ âm cuối và 6 thanh với hy vọng đưa chữ Mường vào cuộc sống hàng ngày của đồng bào.
Người Thái là dân tộc thiểu số đông thứ 2 ở xứ Thanh với hơn 230.000 người, sống tập trung ở các huyện miền núi cao biên giới như Thường Xuân, Quan Hóa, Mường Lát… Chữ Thái có cấu tạo khá phức tạp, có nguồn gốc từ chữ Sankrit Ấn Độ. Mỗi ngành Thái và người Thái ở các địa phương lại có cách sử dụng khác nhau. Chính vì vậy, quá trình sưu tầm nghiên cứu, bảo tồn, phổ biến và giảng dạy chữ Thái cổ cũng gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà nghiên cứu văn hóa, các cấp ủy chính quyền ngành giáo dục cũng quan tâm đến việc bảo tồn phát triển tiếng nói và chữ viết của người dân tộc thiểu số. Dù có nhiều trở ngại về giáo trình, giáo viên nhưng trường dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Thường Xuân đã đưa tiếng Thái vào giảng dạy như một môn tự chọn để các em không quên đi nguồn gốc của mình.
Có thể nói, tiếng nói và chữ viết là công cụ quan trọng để mỗi dân tộc bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống, là giá trị cần được trường tồn với thời gian, nhất là trong một thế giới phẳng như ngày nay.
Thanh niên dân tộc thiểu số Hà Giang áp dụng công nghệ 4.0 quảng bá sản phẩmCác đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã ứng dụng công nghệ 4.0 để quảng bá sản phẩm đặc sản, làng nghề gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm.Tags:
转载:欢迎各位朋友分享到网络,但转载请说明文章出处“Xổ số 88”。http://vip.rgbet01.com/news/214a298874.html
相关文章
Clip nóng: Đang phi như gió, ngựa bất ngờ hất văng kỵ sĩ
Ngoại Hạng AnhĐoạn clip được quay tại Kavathe-Mahankal ở Sangli, phía tây Ấn Độ ghi lại cảnh một nhóm các cư dân t ...
阅读更多Họp lớp, cục phó và lái xe ôm bá vai nhau thân thiết
Ngoại Hạng Anh-Gửi bài viết đến diễn đàn họp lớp, bạn đọc Nguyễn Bật Sinh chia sẻ: "Đọc chuỗi bàitôi như thấy phần ...
阅读更多Tim Cook, CEO Apple do đích thân Steve Jobs lựa chọn
Ngoại Hạng AnhTim Cook 'xin chào Việt Nam', uống cà phê trứng, cắn hạt hướng dươngNgày 15/4, CEO Apple Tim Cook đã ...
阅读更多
热门文章
- Lạng Sơn điều chỉnh dự án khách sạn, sân golf Hoàng Đồng
- Bà Thuỳ Trang sẽ kháng cáo sau vụ thua kiện Thuỳ Tiên
- Bộ Y tế đưa đậu mùa khỉ vào bệnh truyền nhiễm nhóm B
- Ca sốt xuất huyết vượt ngưỡng dự báo, Hà Nội yêu cầu triệt để xử lý các ổ dịch
- Buổi hoà nhạc đặc biệt chưa từng có
- Phim có cảnh nóng dữ dội được vỗ tay 8 phút gây bất ngờ ở đề cử Oscar 2024
最新文章
Xưng là nhân viên hàng không, lừa đảo chạy việc chiếm đoạt hàng tỷ đồng
5 bí quyết ăn tối để giúp giảm cân từ chuyên gia
Lịch sử phải là môn “khoa học” trước khi thành môn “bắt buộc”
Clip “bú sữa”: Cần xin lỗi công khai
Công bố 5 doanh nghiệp chữ ký số công cộng có chất lượng dịch vụ tốt nhất
Đáp án đề thi môn Toán thpt quốc gia 2019 mã đề 101