您的当前位置:首页 >Nhận Định Bóng Đá >Phát hiện có mộ táng, mô hình hình kiến trúc tráng men xanh_lich thi dau ngoai hang 正文
时间:2025-01-15 06:45:56 来源:网络整理编辑:Nhận Định Bóng Đá
Tin thể thao 24H Phát hiện có mộ táng, mô hình hình kiến trúc tráng men xanh_lich thi dau ngoai hang
Theáthiệncómộtángmôhìnhhìnhkiếntrúctrálich thi dau ngoai hango báo cáo, năm 2011, đoàn khai quật đã tiến hành khai quật thăm dò với tổng diện tích gần 1.000m2 tại khu vực phía Đông Bắc của di tích nền điện Kính Thiên, phía Nam giáp hố khai quật năm 2019, phía Đông giáp phía đường Nguyễn Tri Phương, phía Tây gần giáp với di tích Hậu Lâu.
Đoàn chuyên gia khảo sát miệng giếng mới tìm được. |
Cuộc khai quật đã phát nhiều tư liệu mới, tiếp tục góp phần hiểu sâu thêm di tích của Hoàng thành Thăng Long qua hàng nghìn năm lịch sử, qua đó tiếp tục hiểu sâu sắc thêm giá trị của Di sản Hoàng thành Thăng Long.
Nổi bật trong số các phát hiện lần này là chiếc giếng sâu nhất từ trước đến nay mà các nhà khảo cổ tìm được, một chiếc chậu lớn đời Trần miệng rộng 1,2 m, một khu mộ đôi bằng gạch và mô hình kiến trúc tráng men xanh – vàng vô cùng quý hiếm thời Lê sơ.
PGS. TS. Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội Khảo cổ Việt Nam, cho hay trong lớp cắt dày 3,3 m, các nhà khoa học tìm thấy 5 lớp văn hóa chồng lên nhau gồm thời Nguyễn, thời Lê trung hưng, thời Lê sơ, thời Trần, thời Lý và thời kỳ tiền Thăng Long.
Cách di tích Hậu Lâu khoảng 10 m về phía Đông Nam, đoàn khảo cổ tìm thấy một chiếc giếng xuất lộ ở độ sâu 1,3 m so với mặt đất hiện nay. TS. Tống Trung Tín khẳng định giếng có độ sâu gần 7 m, là chiếc giếng sâu nhất từng được tìm thấy.
"Năm 1952, tôi cùng TS. Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành, từng đào được một cái giếng sâu 5,9m. Đến nay, tôi mới lại thấy có một cái giếng sâu như thế này. Ước tính giếng này sâu hơn độ sâu trung bình của sông Hồng", TS. Tống Trung Tín cho biết.
Các hiện vật được tìm thấy. |
Cuộc khai quật cũng đã phát lộ những di tích mộ táng thời tiền Thăng Long ở tầng sâu nhất địa tầng Thăng Long. Điều này cho thấy có dấu tích cư trú của con người khá sớm, ít nhất từ khoảng thế kỷ IV - VI, trước thời kỳ Đại La. Hai mộ gạch nằm song song theo hướng Đông Bắc, xây theo kiểu cuốn vòm. Trong khu mộ, phát hiện 3 vò gốm và tiền đồng. Đáng tiếc là ở thời kỳ sau này, có một ngòi nước đi qua nên hiện chỉ còn tìm được thành mộ và đáy mộ.
"Đây là khu trung tâm Hoàng Thành, chúng tôi tự đặt câu hỏi tại sao lại có mộ táng ở đây, từ đó có thể cho rằng khu mộ này xuất hiện trước khi có Hoàng thành. Khu mộ ở địa tầng sâu nhất cho thấy dấu tích cư trú của con người khá sớm, từ thế kỷ 4-6, trước thời kỳ Đại La," ông Tín giả định.
Bên cạnh các dấu tích kiến trúc, trong số hàng trăm di vật khảo cổ, có hai di vật rất đáng chú ý, đó là chiếc chậu đất nung thời Trần và mảnh mô hình kiến trúc tráng men xanh thời Lê sơ thể hiện khá tỉ mỉ kết cấu đấu củng ở hiên nhà, cách lợp bộ mái âm dương và phần đầu dư chạm rồng...
Chậu/thống đất nung cao 55 cm, đường kính miệng: 120 cm, ngoài vành miệng có trang trí hoa sen, hoa mai và liên châu. Đây có thể là chiếc chậu đất nung có kích thước lớn nhất còn khá nguyên vẹn thuộc thời Trần. Mảnh mô hình kiến trúc tráng men xanh, men vàng thời Lê sơ chỉ còn một phần.
Các dấu tích còn lại cho thấy đây có thể là mô hình một kiến trúc có nhiều tầng mái. Phần còn lại chưa cho phép hình dung tổng thể của kiến trúc này nhung lại cung cấp nhiều chi tiết quan trọng của một kiến trúc thời Lê sơ như cấu trúc một phần mái ngói, các cấu kiện đấu củng, độ cong của góc đao và lá mái, cấu kiện gỗ đỡ diềm mái, đầu dư chạm rồng.
"Cuộc khai quật tiếp tục cho thấy lòng đất trung tâm Thăng Long - Hà Nội luôn giàu có các di tích - di vật mới mẻ phong phú và đôi khi gây bất ngờ hấp dẫn và thú vị. Các cuộc khai quật hằng năm sẽ từng bước, từng bước cho phép chúng ta tiếp cận ngày một rõ hơn, đầy đủ hơn về một Thăng Long hoa lệ ngàn năm, Di sản Thế giới của Việt Nam và nhân loại. Hiện nay chúng tôi ước tính mới khai quật được 7% di tích Hoàng thành, cần tiếp tục nghiên cứu để tiến tới phục dựng một phần nào đó của hoàng cung khi xưa", PGS.TS Tống Trung Tín nhận định.
Tình Lê
Viện Nghiên cứu Kinh thành công bố về kết quả sau 10 năm miệt mài giải mã bí ẩn cung điện thời Lý ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Phanh ô tô đột ngột mất tác dụng, xử lý thế nào cho an toàn?2025-01-15 07:05
Kết quả Chelsea 42025-01-15 06:44
Thuyết âm mưu đáng sợ của TQ về Hillary Clinton2025-01-15 06:38
Hoãn Olympic Tokyo 2020 sang hè 2021 vì Covid2025-01-15 06:15
Nhận định, soi kèo U19 Huế vs U19 Hoàng Anh Gia Lai, 15h00 ngày 14/1: Trả nợ sòng phẳng2025-01-15 05:41
Erik ten Hag nói gì khiến MU bừng tỉnh, thắng ngược Aston Villa?2025-01-15 05:36
Tin bóng đá 19/9: MU ký Bellingham, Liverpool lấy Harvey Barnes2025-01-15 05:34
Tuyển nữ Việt Nam vượt nỗi sợ thua ở World Cup nữ 20232025-01-15 05:29
Tiểu Bảo Quốc 50 tuổi chưa có nhà, khóc nức nở giữa trời mưa vì con hỏi mẹ2025-01-15 05:11
10 điều tân sinh viên nhập học 2022 cần nằm lòng2025-01-15 04:27
Nhận định, soi kèo U19 Sông Lam Nghệ An vs U19 PVF Việt Nam, 14h30 ngày 14/1: Đánh chiếm ngôi đầu2025-01-15 06:49
Nhận định bóng đá Newcastle vs Man City: Đại chiến hai 'gã nhà giàu'2025-01-15 06:45
Kết quả bóng đá nữ Việt Nam 02025-01-15 06:09
Học sinh được nâng điểm, hiệu trưởng và hiệu phó bị đề nghị kiểm điểm2025-01-15 05:59
Phát hiện bị lừa dối, con rể ngày nào cũng đi qua nhà bố mẹ vợ để trả đũa2025-01-15 05:54
MU thua thảm, Erik ten Hag cố bào chữa giữ ghế ở Old Trafford2025-01-15 05:43
6 sao cộm cán Bayern Munich nổi loạn, chống lại Thomas Tuchel2025-01-15 05:35
De Bruyne 'mất hình' ở Man City, Pep Guardiola lo sốt vó2025-01-15 05:34
Bắt thầy giáo dạy võ ở Thanh Hóa bị tố quan hệ với 2 nữ sinh2025-01-15 04:49
Bóng đá Đông Nam Á nhập tịch: Muôn hình vạn trạng2025-01-15 04:26