Chân cha tôi đau nhức kéo dài,ấuhiệuungthưxươngtừviệcđaunhứckéodàicầnpháthiệnsớxep hang na uy lo sợ có thể bị ung thư xương. Bác sĩ quen tư vấn nên đưa ông lên bệnh viện huyện để chụp X-quang. Theo tôi hiểu, chụp X-quang là phương pháp cũ, giá thành khá rẻ, liệu có thể phát hiện được ung thư hay không? (Thanh Tuấn, 35 tuổi, Đắk Nông).
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Tín Trung, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, tư vấn:
Ung thư xương là tình trạng khối u ác tính phát triển từ trong xương. Bệnh có thể chia làm 4 giai đoạn với biểu hiện lâm sàng khác nhau.
Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn có sự biến đổi trong xương, triệu chứng âm ỉ. Người bệnh bị đau nhức xương thường xuyên hoặc thoáng qua, đau tăng dần.
Giai đoạn 2: Lúc này, tổn thương xương gây biến dạng có thể quan sát thấy trên hình ảnh Xquang. Bệnh nhân có thể sờ thấy khối u trên thân xương dưới dạng u mô mềm. Mức độ đau ngày càng tăng.
Giai đoạn 3: Các khối u phát triển lớn chèn ép mô mềm xung quanh. Người bệnh đau dữ dội hơn, thuốc giảm đau thông thường không hiệu quả.
Giai đoạn 4: Giai đoạn tiến triển, khối u phồng to, có thể xảy ra tình trạng gãy xương bệnh lý dù không chấn thương hoặc diễn tiến đến di căn xa.
Chụp X-quang là phương tiện đầu tay và dễ dàng nhất để phát hiện một tổn thương u xương (lành tính hay ác tính). Từ đó, bác sĩ lâm sàng sẽ có hướng xử trí khác nhau.
Người bệnh không cần chuẩn bị gì trước khi chụp X-quang vì đây không phải thủ thuật xâm lấn. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần cẩn trọng và báo với bác sĩ, do tia X có thể gây dị tật thai nhi trong 3 tháng đầu.
Bên cạnh đó, trẻ nhỏ cũng là đối tượng nhạy cảm với tia X. Các bộ phận nhạy cảm nhất là tuyến giáp, cơ quan sinh dục, da và tủy xương nên kỹ thuật viên sẽ dùng vật liệu chì để che chắn khi chụp.
Ung thư xương có thể nguyên phát hoặc do di căn từ cơ quan khác đến gây phá hủy xương. Nếu bị đau không rõ nguyên nhân hoặc phát hiện các u nổi trên cơ thể, người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa ung bướu để khám, chẩn đoán, phát hiện bệnh sớm.
(责任编辑:Cúp C2)