Chuyện lạ ở Hà Nội: Dự án không phép càng xây càng cao_dự đoán benfica

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Cúp C1 浏览: 【】 发布时间:2025-01-15 16:54:31 评论数:

Từ toà nhà chỉ cao 17 tầng và có chức năng làm văn phòng đơn thuần nhưng khi tiến hành xây dựng,ệnlạởHàNộiDựánkhôngphépcàngxâycàdự đoán benfica chủ đầu tư Dự án Tòa nhà hỗn hợp Thăng Long (Yên Hòa – Cầu Giấy) do Công ty TNHH Thăng Long làm chủ đầu tư không thực hiện theo phương án kiến trúc đó, mà đã từng bước tìm phương án nâng chiều cao lên 27 tầng và thay đổi chức năng thành toà nhà hỗn hợp. Thi công trở lại sau một thời gian dài bị đình chỉ dự án lại có dấu hiệu xây vượt tầng so với giấy phép.

Liên tục phát hiện sai phạm, càng ngày càng vươn cao

Dự án Tòa nhà hỗn hợp Thăng Long (ở tổ 50 phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) do Công ty TNHH Thăng Long làm chủ đầu tư. Được biết, năm 2006, Công ty TNHH Thăng Long bị thu hồi đất tại phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy) để xây dựng trụ sở Bộ Công an. Đổi lại, Công ty được UBND TP Hà Nội và UBND quận Cầu Giấy cấp cho khu đất thuộc tổ 50 phường Yên Hòa để xây dựng toà nhà văn phòng cao 17 tầng làm trụ sở công ty.

{keywords}

Dự án Tòa nhà hỗn hợp Thăng Long do Công ty TNHH Thăng Long làm chủ đầu tư

Trên cơ sở đó, công ty đã trình phương án kiến trúc, hồ sơ thiết kế cơ sở và lần lượt được Sở Quy hoạch Kiến trúc và Sở Xây dựng Hà Nội chấp thuận. Đến năm 2011, dự án được khởi công. Trong quá trình thi công từ năm 2011 đến năm 2014, chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Thăng Long đã nhiều lần bị cơ quan chức năng nhắc nhở, lập biên bản đình chỉ, yêu cầu cắt điện, nước thi công. Dù dự án liên tục bị dư luận, báo chí phát hiện sai phạm, bị đình chỉ tạm dừng thi công thì công trình vẫn ngày một vươn cao.

Thông tin trên báo Đầu tư, ngày 9/1/2013, UBND phường Yên Hoà đã lập biên bản, yêu cầu tạm ngừng thi công do công trình vi phạm trật tự xây dựng. Khi đó, công trình đang thi công phần mái tầng 7.

Ngày 17/1/2013, Chủ tịch UBND phường Yên Hoà (ông Nguyễn Minh Hiếu) đã ký Quyết định số 06/06/QĐ – UBND đình chỉ thi công công trình vi phạm trật tự xây dựng. Tại QĐ 06 có đoạn: Đã có hành vi vi phạm xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công, chưa có GPXD của Sở Xây dựng hoặc văn bản chấp thuận miễn phép xây dựng. Vi phạm khoản 2 điều 11 Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009; Điều 12 Nghị định 180/2007/NĐ-CP ngày 7/12/2007.

Đến ngày 8/2/2013, Chủ tịch UBND phường Yên Hoà tiếp tục ký Công văn số 19/UBND – TTXD gửi chủ đầu tư dừng việc thi công dự án; các lực lượng chức năng trên địa bàn phường yêu cầu trục xuất thợ, cấm vận chuyển vật liệu vào công trình, tạm dừng cung cấp dịch vụ điện nước.

Ngày 18/4/2014, UBND phường Yên Hoà một lần nữa có văn bản đề nghị thực hiện các yêu cầu của Thanh tra xây dựng Thành phố.

Đến tháng 4/2014, khi chuẩn bị tiến hành xây dựng tầng 18, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy đã yêu cầu cơ quan chức năng trên địa bàn quận đình chỉ thi công tuyệt đối với công trình này. Toàn bộ công nhân thi công bị trục xuất, Điện lực Cầu Giấy ngừng cấp điện cho dự án. Khi đó, Công ty TNHH Thăng Long mới chịu dừng việc thi công dự án.

Cứ thế, chủ đầu tư thực hiện chiến lược “tiền trảm hậu tấu”, khi dự án được cấp phép xây 17 tầng lại âm thầm xây vượt lên, để rồi lần thứ 2 cơ quan chức năng cấp phép cho xây 27 tầng. Không chỉ dừng lại ở đó, mặc dù đã được cơ quan chức năng cấp phép xây 27 tầng nổi, thế nhưng trên thực tế, chủ đầu tư lại để giấy phép xây dựng trong ngăn kéo tiếp tục có những sai phạm và công trình lại bị đình chỉ.

Phạt xong, sai tiếp…lại phạt

Theo thông tin tìm hiểu của PV Vland, sai phạm tại công trình lần này phương án xây dựng sai khác so với thực tế so với hồ sơ phương án thiết kế kiến trúc được duyệt tăng thêm khoảng 587m2 diện tích sàn xây dựng. Chủ yếu là phần diện tích đã thi công sàn lấp khoảng thông tầng tại các sàn căn hộ, theo phương án thiết kế được duyệt để sử dụng làm lô gia các căn hộ, bình quân khoảng 22m2/tầng, tăng thêm khoảng 49m2 phần diện tích tầng kỹ thuật, tăng khoảng 8m2 tầng mái.

{keywords}

Cơ quan chức năng sẽ phải cấp thêm bao nhiêu giấy phép đối với dự án này?

Ngày 28/5/2015, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội đã lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công xây dựng công trình.

Ngày 11/6/2015, UBND phường Yên Hòa ban hành quyết định về việc đình chỉ thi công xây dựng công trình.

Ngày 2/6/2015, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội ban hành quyết định xử phạt hành chính. Theo đó, mức tiền phạt là 80 triệu đồng.

Tuy nhiên, ngày 26/6/2015, Đội Thanh tra xây dựng quận Cầu Giấy phối hợp với UBND phường Yên Hòa tiến hành kiểm tra việc thi công xây dựng công trình tại thời điểm kiểm tra công trình đang có công nhân thi công xây dựng, chủ đầu tư chưa chấp hành việc ngừng thi công xây dựng.

Thậm chí đến ngày khoảng 8h ngày 3/7/2015, ghi nhận tại công trường hệ thống thang máy công trường vẫn được vận hành, công trình vẫn có công nhân. Thông tin với Thanh tra Xây dựng quận Cầu Giấy về vấn đề này, ông Phạm Văn Lợi – Đội trưởng Thanh tra Xây dựng quận Cầu Giấy cho hay, theo tôi biết, điện ở đó có 2 nguồn, 1 nguồn 3 pha để cho thi công và 1 nguồn điện chiếu sáng bảo vệ. Chắc người ta sẽ cắt nguồn chính là nguồn 3 pha. Công nhân chỉ dỡ cốt pha không làm sai phạm gì cả.

“Thực ra cái này là bài tôi thuộc lắm rồi. Nhiều báo đến hỏi rồi” – vị đội trưởng nói.

Nhìn vào thực tế tại dự án thì lời vị đội trưởng đội thanh tra nói thật không sai, điệp khúc sai – phạt dường như cũng đã trở thành bài quá thuộc của chủ đầu tư dự án. Và theo đúng “quy trình” sau khi sai phạm bị phát hiện, phạt đình chỉ thi công chủ đầu tư sẽ xin điều chỉnh quy hoạch dự án.

Liên quan đến vấn đề này, Công ty TNHH Thăng Long đã đề nghị được điều chỉnh phần diện tích sàn xây dựng trụ sở văn phòng làm việc sang chức năng nhà ở với số căn hộ tăng lên khoảng 168 căn tương ứng dân số khoảng 500 người. Bổ sung thêm 1000m2 diện tích đỗ xe thông minh tại tầng hầm 1, bố trí 250m2 sàn tại tòa nhà để làm nhà trẻ và đề nghị sử dụng diện tích trên mái công trình làm khu dịch vụ, sân chơi, bể bơi.

Ngày 30/3/2015, tại văn bản số 1191/QHKT-P1, Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội đã đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét chấp thuận chủ trương cho phép Công ty TNHH Thăng Long điều chỉnh bổ sung 500 người, điều chỉnh một phần diện tích sàn trụ sở văn phòng làm việc của dự án sang nhà ở.

Đến ngày 22/4/2015, UBND TP Hà Nội có văn bản số 2650/UBND-XDGT, trong đó đồng ý với đề xuất của Sở Quy hoạch – Kiến trúc tại văn bản số 1191/QHKT-P1.

Xem ra chiến lược “tiền trảm hậu tấu” của chủ đầu tư dự án lại thành công một lần nữa?! Và không hiểu cơ quan chức năng sẽ phải cấp thêm bao nhiêu giấy phép đối với dự án này?

Cũng phải nói thêm rằng, chiến lược “tiền trảm hậu tấu” không phải chỉ ở dự án của Công ty TNHH Thăng Long mà như tại dự án Sakura Tower do Công ty cổ phần Hùng Tiến - Kim Sơn làm chủ đầu tư và Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển hạ tầng Vinaconex - Alphanam thi công, dù không có giấy phép xây dựng nhưng chủ đầu tư vẫn thi công đến tầng 21, bất chấp các quy định của pháp luật.

Trao đổi về vấn đề này, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhận định: “Đây không phải là một chuyện nhỏ. Hiện nay quản lý đô thị của chúng ta hoặc là không quản lý hoặc quản lý tùy tiện. Việc không có phép mà vẫn xây được như thế là không quản lý”.

“Vậy chính quyền ở địa phương đó không tồn tại à? Ai muốn làm gì thì làm? Bất kể có phép hay không phép anh đến địa phương làm thì phải báo cáo và tôi phải biết nhưng tôi cũng không biết anh muốn lên cao hay xuống thấp thế nào? Như vậy là không ổn. Trước xã hội, công luận và cấp trên hành chính của mình tôi nghĩ phải làm việc đó đi. Chính quyền của mình tay cũng dài lắm nhưng sờ vào chỗ trơn thì nó tuột đi mất thế thôi” – TS Liêm nói.

Dư luận cũng đặt câu hỏi rằng, nếu như dự án nào cũng được chủ đầu tư “uốn lượn” như dự án này thì bộ mặt đô thị của thủ đô sẽ ra sao? Phải chăng quy hoạch đang chạy theo nhu cầu của doanh nghiệp?

Vland sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.

Tại các nghị định 180/2007 và 121/2013, Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho chủ tịch UBND từng cấp trong việc quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn. Theo đó, tùy theo hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc lập biên bản đình chỉ thi công, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ hoặc bị cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm. Tuy nhiên, điều này chủ yếu được thực hiện với các công trình riêng lẻ của người dân.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, trong 3.046 vụ vi phạm từ năm 2014 đến 5 tháng đầu năm 2015, có 1.758 vụ vi phạm xây dựng không phép, sai phép và 1.125 vụ vi phạm xây dựng trên đất công, đất nông nghiệp.

Hồng Khanh