TheỳthiTHPTquốcgiadựkiếntổchứctừngàkết quả stokeo tường thuật của Báo Chính phủ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói rằng căn cứ thực tế tình hình phòng chống dịch bệnh ở trong nước, khả năng điều trị,… Hà Nội đề xuất đến ngày 2/3 sẽ tổ chức đi học lại.
Ông Nguyễn Đức Chung: "Hà Nội sẽ phun khử trường học lần thứ 5". Ảnh: Đình Nam/VGP |
Đồng thời, Hà Nội cũng triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ trường học như 4 lần vệ sinh, tiêu độc khử trùng trường học; sẽ phun khử lần thứ 5... Bên cạnh đó, còn hướng dẫn, tập huấn toàn bộ cho giáo viên cách ứng xử, kỹ năng phát hiện, xử lý khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ; không tổ chức chào cờ tập trung toàn trường, thực hiện chào cờ trong lớp học; giảm bớt các hoạt động tập thể tập trung đông người.
"Chẳng lẽ chúng ta cứ lo suốt? Dịch SARS năm 2003 còn nguy hiểm hơn nhưng Hà Nội đã đối mặt và vượt qua. Thậm chí thời chiến tranh, Thủ đô bị ném bom, nhưng học sinh vẫn đi học, mọi hoạt động sản xuất vẫn diễn ra bình thường...", - ông Chung nói.
Một lập luận khác được nêu ra là nhiều nước có dịch vẫn cho học sinh đi học bình thường. Thậm chí ở nhà không kiểm soát được còn nguy hiểm hơn. Chưa kể nếu tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học sẽ gây nhiều hệ lụy không chỉ đối với giáo dục và còn gây ảnh hưởng không tốt tới nhiều lĩnh vực khác…
Tán thành với đề xuất của Hà Nội, lãnh đạo Văn phòng TƯ Đảng; UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu nhiên và Nhi đồng của Quốc hội; các bộ Ngoại giao; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Tư pháp; Bộ Y tế; Trường ĐH Y Hà Nội,… đều cho rằng việc cho học sinh, sinh viên cả nước đi học trở lại vào đầu tháng 3 tới là phù hợp và khả thi.
Đồng thời, việc tổ chức đi học trở lại phải bảo đảm các giải pháp an toàn để ngăn ngừa dịch bệnh như bố trí nước rửa, xà phòng,… đặt ở những khu vực đông người để sát khuẩn.
Các ý kiến cũng cho rằng học sinh, sinh viên đi học không phải đeo khẩu trang. Bởi việc này chỉ có tác dụng ngăn ngừa người nhiễm bệnh lây lan ra cộng đồng, không có tác dụng phòng bệnh.
Các ý kiến cũng nhấn mạnh, hiện nay chúng ta đã và đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, nhưng thực tế vẫn còn những tiềm ẩn và người dân vẫn còn lo lắng. Do vậy, không chủ quan, nhưng cũng không hoang mang, nhà trường, gia đình, hội phụ huynh cần phối hợp thật tốt trong việc này.
Về thẩm quyền quyết định việc cho học sinh, sinh viên cả nước đi học trở lại, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, theo các quy định hiện hành, Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý giáo dục đào tạo. Tương tự, Bộ LĐ-TB&XH quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Do đó, hai bộ này có thẩm quyền, trách nhiệm quản lý giáo dục, giáo dục nghề nghiệp,…
Bộ GD-ĐT đã có quyết định ban hành khung thời gian năm học,… nên các việc liên quan đến việc cho học sinh nghỉ học đồng loạt trên cả nước thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Tương tự việc quyết định cho học sinh giáo dục nghề nghiệp đi học là do Bộ LĐ-TB&XH.
Kỳ thi THPT quốc gia dự kiến tổ chức từ ngày 23-26/7
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, việc cho trẻ em đi học, như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu là "phải bảo đảm an toàn về chuyên môn và an tâm về tâm lý".
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ: "Năm học 2019 - 2020 sẽ được lùi 1 tháng". Ảnh: VGP |
Cái khó là học sinh mầm non, tiểu học còn bé, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân trong phòng chống dịch bệnh, việc cho nghỉ học một thời gian như vừa qua là cần thiết, để nhà trường chuẩn bị các điều kiện phòng dịch, khử khuẩn, tập huấn kỹ năng phòng chống dịch bệnh cho các đội ngũ giáo viên…
Theo Thứ trưởng Độ, tính tới ngày 29/2, học sinh, sinh viên cả nước sẽ nghỉ trọn 4 tuần. Bộ GD-ĐT đã bàn rất kỹ và đang xây dựng quyết định chuẩn bị. Sau buổi họp hôm nay, sẽ trình Bộ trưởng quyết định điều chỉnh khung chương trình thời gian năm học 2019 - 2020.
Theo đó, thời gian kết thúc năm học sẽ lùi một tháng tương ứng với thời gian đã nghỉ. Dự kiến kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tổ chức từ ngày 23-26/7, đảm bảo thực hiện chương trình đào tạo, học sinh thi tốt nghiệp.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh cho biết, Bộ đã có công điện gửi các đơn vị yêu cầu tuỳ theo tình hình cụ thể của địa phương để cho học sinh nghỉ học (không phải nghỉ đồng loạt), đồng thời tiến hành triển khai khử trùng, tiêu độc cơ sở đào tạo; tuyên truyền, phổ biến kỹ năng phòng chống dịch bệnh cho học sinh, giáo viên,… Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, về cơ bản các học viên đã trưởng thành và có ý thức phòng ngừa dịch bệnh nên không có vấn đề gì khi tổ chức đi học trở lại.
'Trường học phải an toàn hơn trụ sở cơ quan nhà nước"
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu, các địa phương trên cả nước tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm phòng dịch trong trường học với tinh thần bình tĩnh nhưng không chủ quan, chủ động và dựa trên các minh chứng khoa học.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Trường học phải an toàn hơn trụ sở cơ quan nhà nước". Ảnh: VGP |
Bên cạnh đó, ông Đam cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, theo đúng trách nhiệm và thẩm quyền, sớm có quyết định chính thức về việc điều chỉnh kế hoạch, thời gian năm học 2019-2020. Trường hợp Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB&XH không quyết định thì Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định để làm căn cứ cho các tỉnh thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
Phó Thủ tướng nêu rõ, yêu cầu đặt ra đối với tất cả các địa phương là đã bước vào trong trường học thì môi trường an toàn bằng hay thậm chí hơn trụ sở cơ quan nhà nước. Bởi chỉ riêng việc kiểm soát người ra, vào thì các trường học đã có điều kiện hơn khi biết rõ từng học sinh, từng giáo viên trong khi tại các trụ sở cơ quan nhà nước có cả những người không rõ lai lịch đến làm việc.
“Các cháu học sinh cần được hướng dẫn biện pháp giữ vệ sinh cá nhân. Hàng ngày, phụ huynh, giáo viên, y tế trường học kết hợp với y tế cơ sở kiểm tra, nắm sát tình hình sức khoẻ của mỗi học sinh ở nhà cũng như khi đến trường. Làm được như vậy, phụ huynh và xã hội sẽ yên tâm”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Thanh Liêm: |
"TP.HCM có văn bản đề xuất cấp thẩm quyền tính phải cả đến phương án cho các trường nghỉ hết tháng 3. Bởi trong phòng chống dịch bệnh, cần phải tính toán tới mọi tình huống, kể cả tình huống xấu nhất để sẵn sàng chuẩn bị các giải pháp ứng phó. Đề xuất của thành phố cũng nhằm bảo đảm sự thận trọng cần thiết, phải lật đi, lật lại vấn đề trước khi quyết định cho đi học trở lại... Địa phương đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện liên quan, lúc nào cũng thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, khuyến cáo của Trung ương trong công tác phòng chống dịch bệnh. Thành phố cũng kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về giáo dục, đào tạo sớm có văn bản điều chỉnh chương trình năm học cho phù hợp và thành phố sẽ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương…."
|
Hải Nguyên - Trường Giang (tường thuật theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Báo Chính phủ, Đài Truyền hình Việt Nam)
Những lưu ý để đạt kết quả cao thi THPT quốc gia năm 2020
- TS Sái Công Hồng, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) đã lưu ý học sinh về định hướng ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020.