发布时间:2025-01-13 02:36:10 来源:Xổ số 88 作者:Cúp C2
Điều kiện bố mẹ chồng tôi đưa ra là sẽ phải chăm sóc khi tuổi già,ẹchồngtặngnhàrồiđòilạicóđượckhônhận định gamba osaka ốm đau. Do thời gian sống chung, xảy ra mâu thuẫn đến mức không thể sống chung được nữa. Giờ bố mẹ chồng tôi đòi lại căn nhà đó, như vậy có được không? Căn nhà sau khi được tặng chúng tôi có xây lại nhà mới hết 350 triệu đồng. Trường hợp gia đình tôi pháp luật sẽ giải quyết thế nào?
Chào bạn, có lẽ chẳng ai muốn rơi vào tình huống éo le này. Vấn đề này rất nhạy cảm, theo tôi, các bạn nên bình tĩnh lại để có thể dung hòa được mối quan hệ với cha mẹ. Nếu trường hợp không thể hòa giải được mối quan hệ này chúng tôi xin đưa ra một số tư vấn như sau:
Hợp đồng giữa bố mẹ chồng chị ký kết với hai bạn là hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện, cụ thể là hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, nhà ở gắn liền với đất. Điều 465 Bộ luật dân sự 2005 (BLDS 2005) định nghĩa hợp đồng tặng cho tài sản là “sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận”.
Điều 467 BLDS quy định về tặng cho bất động sản như sau:
“Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa |
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”.
Hợp đồng tặng cho bất động sản chỉ có hiệu lực khi đảm bảo 2 yêu cầu sau: Hợp đồng được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký quyền sở hữu; Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản hoặc kể từ thời điểm đăng ký (đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu). Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm cả tặng cho nhà ở gắn liền với đất thì pháp luật về đất đai quy định trình tự tặng cho được thực hiện tương tự như trình tự tặng cho quyền sử dụng đất được quy định tại các Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Đối với tặng cho tài sản có điều kiện, Điều 470 BLDS 2005 cũng quy định:
“Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Bố mẹ chồng chị khi tặng cho có điều kiện là yêu cầu vợ chồng chị thực hiện là phải có nghĩa vụ phụng dưỡng bố mẹ già và sau này. Điều kiện này không trái pháp luật, đạo đức xã hội và đây là trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho.
Theo khoản 3 Điều 470 BLDS thì trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp này vợ chồng anh đã thực hiện việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất trước thời điểm xảy ra tranh chấp do vậy, hợp đồng tặng cho phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm vợ chồng anh thực hiện việc đăng ký.
Khi đó, theo quy định về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện, bố mẹ anh có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có căn cứ chứng minh được rằng vợ chồng anh không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận (khoản 3 Điều 470 BLDS).
Vợ chồng bạn đã xây dựng căn nhà trên quyền sử dụng đất hợp pháp, vợ chồng chị có quyền yêu cầu bố mẹ bồi hoàn khoản tiền xây nhà. Tuy nhiên, đây là việc chẳng đặng đừng, hy vọng các bạn dàn xếp mọi chuyện trong ổn thỏa.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thị Thanh
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
相关文章
随便看看