Triển khai thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên,ươngmạiđiệntửtạođộnglựcpháttriểnkinhtếsốnhận định bóng đá benfica giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030, việc tích cực sử dụng các công cụ, ứng dụng số trong sản xuất, kinh doanh để xây dựng nội dung quảng bá, liên kết tiêu thụ, thanh toán… đã góp phần tăng khả năng kết nối, tiêu thụ sản phẩm, từ đó tăng thu nhập cho người dân.
Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều giải pháp hỗ trợ các địa phương tham gia quảng bá, giao dịch nông sản trên sàn thương mại điện tử. Nhờ vậy, sản phẩm nông sản của người dân được tiêu thụ rộng rãi hơn không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở nước ngoài, một số nông sản được xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường đòi hỏi chất lượng cao, đơn cử như Công ty CP chè Hà Thái ở xã Hà Thượng (Đại Từ), thông qua các kênh bán hàng trực tuyến để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, mỗi năm công ty tiêu thụ khoảng 600 tấn chè tại hơn 40 đại lý cấp I, các siêu thị trong nước và xuất khẩu sang một số nước như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Srilanka…
Hiện nay, doanh số thương mại điện tử tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến của tỉnh chiếm khoảng 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của tỉnh. Xu hướng hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube, Instagram…) ngày càng được mở rộng; Tỉ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử đạt gần 30%; phấn đấu đến năm 2025 tỉ lệ này sẽ đạt 50%.
Thương mại điện tử là hình thức kinh doanh ngày càng trở lên phổ biến và đòi hỏi các chủ thể, đơn vị kinh doanh trong thời đại số phải luôn biết cách thích nghi để phù hợp với nhu cầu khách hàng hiện nay. Đối với Thái Nguyên, việc mở rộng tiêu thụ sản phẩm tiêu biểu, chủ lực, đặc trưng vùng trên các sàn thương mại điện tử, sử dụng kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream) đang được các cơ sở kinh doanh áp dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Công nghệ số đã đưa các sản phẩm đến với người tiêu dùng một cách nhanh hơn nên doanh số bán hàng của các đơn vị tăng từ 20% - 50%, đặc biệt có sản phẩm tăng doanh số từ 70 - 100%. Toàn tỉnh hiện có 240 cơ sở, doanh nghiệp, HTX với hơn 2.700 sản phẩm tham gia sàn TMĐT của tỉnh tại địa chỉ: https://www.thainguyentrade.vn.
Tại đây, các chủ thể, hộ kinh doanh, doanh nghiệp đã xây dựng các gian hàng trên sàn để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ theo hệ thống ngành (thực phẩm, đồ uống, da giày, thời trang, du lịch - lữ hành...). Sàn TMĐT cũng hỗ trợ phương thức thanh toán trực tuyến; thiết lập đường dẫn liên kết với sàn của các tỉnh bạn...
Mua sắm trên các nền tảng trực tuyến đã trở thành xu hướng, những hình thức bán hàng trực tuyến mới cũng ngày càng phát triển để người mua tiếp cận hàng hóa một cách chân thực, tăng niềm tin của người tiêu dùng. Khi mua hàng online, người mua lo ngại về chất lượng hàng hóa không giống như quảng cáo, thì với hình thức bán hàng livestream, người tiêu dùng dễ dàng tương tác với người bán về thông tin sản phẩm.
Đây đang là một xu hướng trong các nền tảng mua sắm online, giúp cho cả nhãn hãng và sàn thương mại điện tử đạt được mục tiêu của mình. Vừa qua tại Thái Nguyên, Chương trình Livestream “Phiên chợ na Võ Nhai và nông sản Thái Nguyên” được tổ chức tại huyện Võ Nhai, sau 03 giờ livestream, đã tiếp cận được gần 6 triệu lượt xem trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội và có 865 đơn đặt hàng trực tuyến các sản phẩm nông sản của tỉnh. Riêng sản phẩm na Võ Nhai đã bán được 4,7 tấn; cùng với đó, nhiều nông sản nổi tiếng và các sản phẩm OCOP của Thái Nguyên như: Trà, miến, bánh chưng, măng nứa, kẹo lạc trà xanh, gạo nếp, tương nếp… cũng đã được tiêu thụ trực tiếp và trực tuyến tại chương trình.
Thương mại điện tử được xem là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, là nơi kiến tạo những giá trị mới giúp đẩy mạnh quá trình phát triển kinh doanh của đơn vị và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để đưa thương mại điện tử trở thành hoạt động được sử dụng, ứng dụng phổ biến, các cấp, các ngành của tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, kinh doanh, thực hiện chuyển đổi số, xây dựng website phù hợp với mô hình sản phẩm của từng đơn vị. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp đưa các mặt hàng có chất lượng trên địa bàn tỉnh lên sàn thương mại điện tử, tham gia triển lãm trực tuyến, kết nối cung cầu sản phẩm hàng hóa dịch vụ; hỗ trợ để các doanh nghiệp của tỉnh tham gia các diễn đàn hợp tác quốc tế và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu…