您现在的位置是:World Cup >>正文

Nhật ký GS Phan Đình Diệu phần 2_bxhbd duc

World Cup55人已围观

简介 "Một chuyến đi hiểu thêm nước người, nhưng cũng hiểu thêm nhiều tấm lòng của những bà con xa quê hư ...

 

{keywords}

"Một chuyến đi hiểu thêm nước người,ậtkýGSPhanĐìnhDiệuphầbxhbd duc nhưng cũng hiểu thêm nhiều tấm lòng của những bà con xa quê hương đất nước"

(Ảnh: Gia đình cố GS Phan Đình Diệu cung cấp)

Ngày 1/10

Tạm rời nước Mỹ để sang Canada.

Một ngày làm việc nhiều, liên tục từ 9 giờ sáng đến 12 giờ khuya.

9h – 11h. Làm việc với Sofer từ Detroit (Mỹ) sang.

11h – 12h. Dự nghe thuyết trình của P. Erdos, một bác học lớn về toán rời rạc người Mỹ gốc Hung.

12h – 1h. Ăn trưa với Erdos và nhiều nhà toán học Canada (ăn cũng là làm việc, nhiều khi lại còn mệt hơn làm việc bình thường, vì mọi sự trao đổi ý kiến đều dễ thực hiện ở đây!).

1h – 4h. Làm việc với một số nghiên cứu sinh ở khoa Computer Science của Đại học Toronto đến trao đổi ý kiến.

4h – 5h30. Thuyết trình ở xêmina Theoretical computer Science của Đại học Toronto.

5h30 – 7h. Tiếp tục trao đổi về kết quả đã thuyết trình và tìm tài liệu liên quan ở thư viện.

7h – 9h. Ăn cơm chiều (lại là làm việc!) với Chaudler Davis, Lee Lorch, Barron Brainerd và bà Nancy Pocock ở một tiệm ăn Hungari.

9h – 12h. Tiếp xúc và trò chuyện với anh chị em Việt Kiều ở Toronto.

Buổi thuyết trình xêmina hôm nay đối với tôi là một buổi thú vị. Nhiều người đến nghe. Có Borodin, Cook, Mendelsohn, Rackoff, Ch. Davis, Brainerd và nhiều người khác (Cook là người đưa ra khái niệm NP - đầy đủ quan trọng nhất trong lý thuyết độ phức tạp tính toán hiện nay; Rackoff là người được giải Gödel cho những công trình về chứng minh tương tác sử dụng nó trong việc xây dựng các sơ đồ mật mã hiện đại... – PV).

Thuyết trình về bài toán NP đang được giới toán học về tính toán rất quan tâm. Cách làm và kết quả được mọi người chú ý đến. Và quan trọng hơn cả là sau khi trình bày, có rất nhiều ý kiến trao đổi rất bổ ích đối với tôi. Tôi hiểu, làm khoa học ở một nước thiếu thốn mọi thứ như nước ta, đến cả thì giờ cũng rất thiếu, chọn cách làm và chọn vấn đề làm như thế nào là một chuyện rất quan trọng. Muốn có tiến bộ, không có cách nào khác là phải nhảy vào dòng cuộc sống đang cuộn chảy rồi cố gắng hết sức mà trỗi dậy. Cũng có kẻ thích tìm một góc đá rêu mốc phủ kín làm chỗ nương thân và tự mãn xem rằng ở cái nơi cô quạnh đó không ai hơn mình cả, thì dẫu có làm vương ở một góc đá phỏng có nghĩa gì với dòng đời luôn sục sôi cuồn cuộn?

Đêm lại cũng trằn trọc không sao ngủ được. Đất nước thân yêu luôn luôn là hình ảnh ngự trị trong mọi suy nghĩ của tôi... Trong thế giới ngày nay, “độc lập” phải chăng chỉ là một trạng thái cân bằng giữa những mối phụ thuộc? Hãy chấp nhân sự phụ thuộc, sự phụ thuộc về mọi phía (chứ không phải một phía) để rồi tìm cho ra một trạng thái cân bằng và đồng thời cũng là trong sự độc lập tương đối đối với mọi sự phụ thuộc đó.

Tôi nói: sự phụ thuộc về mọi phía, chứ không phải sự phụ thuộc về một phía.

Ôi, nhưng làm thế nào được khi sự trì trệ vẫn còn được xem là dấu hiệu của vững bền!

{keywords}
Bút tích của cố GS Phan Đình Diệu về những ngày thăm và làm việc ở Canada ((Ảnh tư liệu: Gia đình cố GS Phan Đình Diệu cung cấp)

... Ngày 3/10

...Gặp gỡ anh em trí thức Việt Kiều tại Québec.

Một đêm kỳ lạ. Mấy anh em Việt Nam, người xa nước đã từ lâu, kẻ mới ở nhà sang, nơi đất khách quê người ở tận cùng phương bắc của lục địa châu Mỹ xa xôi này, một đêm cuối tuần, ngồi cùng nhau quyến luyến chẳng nỡ rời.

Mấy anh chàng khoa học, kẻ ngành nọ, người nghề kia, nhưng đêm nay tự nhiên gặp nhau ở một Tình thơ lai láng.

Một đêm đọc thơ, ngâm thơ, bình thơ thật đáng ghi nhớ. Thơ, thơ, thơ của dân tộc, của muôn đời. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, cho đến Thế Lữ, Xuân Diệu, Hoàng Cầm, ... Thơ Bạch Cư Dị, thơ Tagore... Ai nhớ gì đọc nấy, ai thích gì ngâm nấy. Tự Québec xa xôi, tâm hồn rung động dõi về điệu dân ca của “bên kia sông Đuống”... Ôi! Một “quê hương có con sông xanh biếc” làm da diết biết bao nhiêu tấm lòng của những kẻ tha phương!

Tình quê, vâng, tình quê, phải chăng đó là sợi dây thần mãi mãi gắn bó mọi tâm hồn dân Việt, dù họ đến tự nơi nào, và họ sẽ đi đâu, về đâu...

Ngày 4/10

Một buổi sáng Québec. Một ngày thu thật là thu. Có lẽ đã tự lâu rồi, hôm nay tôi mới có được một buổi sáng rảnh rỗi để cho tâm hồn được thấm đượm hương thu. Có giọt mưa thu, có cả rừng thu “lá vàng rơi xào xạc”, cả một trời thu... Đi với bạn cùng tâm sự, trong đất trời mùa thu này của một phương trời lạ, mà lòng tôi lại vẫn nặng tình hướng về mùa thu đất nước.

Đất nước ra đời tự một mùa thu, đã từng có những ngày xuân rực rỡ, rồi những ngày nắng hạ tưng bừng... Và rồi đất trời sẽ vần chuyển sao đây để lại qua đi những thu đông ảm đạm mây mù, và vươn tới một mùa xuân mới cho cuộc đời hiện tại và mai sau?

Rời Québec, đi ôtô buýt trở lại Montréal. Đi xe buýt đường dài ở đây, tự nhiên nhớ đến cái cảnh đi xe buýt ở Hà Nội. Dĩ nhiên làm sao mà cứ so sánh mãi được?

Montréal. Một tối gặp gỡ với anh chị em và bà con Việt Kiều. Đông quá, ngoài dự kiến của mình. Tình đồng bào, nghĩa non nước thật làm tôi xúc động. Một đêm Québec sâu lắng, tâm tình; một tối Montréal rộn ràng, nhộn nhịp; và trước đó đã có những đêm gặp gỡ ở Los-Angeles, San Francisco, Chicago, Toronto; và sau đây rồi còn có những đêm gặp gỡ nào nữa... Một chuyến đi hiểu thêm nước người, nhưng cũng hiểu thêm nhiều tấm lòng của những bà con xa quê hương đất nước.

Còn tiếp...

GS Phan Đình Diệu

GS Phan Đình Diệu: Tâm và tầm của một trí thức Việt

GS Phan Đình Diệu: Tâm và tầm của một trí thức Việt

Hồi đầu Xuân 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bỗng đi thăm một số trí thức lão thành, trong đó có GS. Phan Đình Diệu.

Tags:

相关文章



友情链接