Bàn ghế không phù hợp, ngồi sai tư thế gây cong vẹo cột sống học đường_kết quả gamba osaka
Chị Nguyễn Thị Thinh (trú tại Thành phố Yên Bái,ànghếkhôngphùhợpngồisaitưthếgâycongvẹocộtsốnghọcđườkết quả gamba osaka tỉnh Yên Bái) chia sẻ con gái lớp 8 của chị bị cong vẹo cột sống nặng. Ban đầu, gia đình nghĩ rằng do thói quen của trẻ đứng khom lưng nhưng lâu dần con thành cố tật và ngày càng cong hơn. Chị cho con tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức kiểm tra. Bác sĩ cho biết cháu bị con vẹo cột sống. Ban đầu, các bác sĩ chỉ định trẻ đeo đai định hình và nếu không cải thiện tương lai có thể phải phẫu thuật.
Trường hợp của bé P.L.H. (14 tuổi, Long Biên, Hà Nội) cũng tương tự. H. bị cong vẹo cột sống. Em vừa được phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Theo bố mẹ của bệnh nhân, con có biểu hiện gù từ năm lớp 5. Tuy nhiên, trẻ ở với bà nội. Đến nghỉ hè lớp 7 bố mẹ ở nước ngoài về thăm con mới phát hiện con có biểu hiện cong lưng. Mẹ của H. cho con đi học các lớp tập đi đúng, dùng dụng cụ hình chữ thập để đi thẳng lưng nhưng không có tác dụng. Đến cuối năm 2022, tình trạng cong vẹo ngày càng nặng, không phục hồi nên bác sĩ tư vấn phẫu thuật chỉnh cong vẹo. Tháng 7/2023, H. đã phẫu thuật và đang phục hồi chức năng.
Theo mẹ của H. con có tư thế ngồi học không đúng. Bàn học của con ở nhà lại thấp hơn người nên con thường khom lưng. Vì ở cùng ông bà ít được nhắc nhở, ở lớp con cũng không được nhắc nên tạo thành thói quen gù gù. Ngoài ra, chiếc cặp của trẻ quá nặng có thể là tác nhân gây cong vẹo của trẻ. Việc phẫu thuật cong vẹo cột sống cần nhiều thời gian phục hồi chức năng, tuy nhiên bà mẹ này hi vọng cải thiện thêm cột sống của con.
Thạc sĩ, bác sĩ Đào Phú Khánh, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, cho biết cong vẹo cột sống ở học đường là căn bệnh phổ biến. Tại TP.HCM, qua báo cáo sức khỏe học đường năm học 2019-2020, tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống là 2,62%.
Bàn ghế của học sinh không phù hợp hoặc ngồi sai tư thế quá lâu sẽ dẫn tới ảnh hưởng của cấu trúc xương cột sống dẫn tới lệch hoặc vẹo sang 1 bên.
Ngoài ra, cong vẹo cột sống có thể do 1 số bệnh lý khác như bệnh cơ, do bệnh thần kinh, do những bất thường bẩm sinh của đốt sống và cột sống, do loạn dưỡng xương, do chấn thương, trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu luyện tập thể dục thể thao.
Cong vẹo cột sống không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây biến dạng nặng cột sống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các cơ quan nội tạng khác như phổi, lồng ngực, gây ra thiểu sản lồng ngực, phế nang, gây suy hô hấp, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng trẻ.
Để phòng cong vẹo cột sống, theo bác sĩ Khánh, trẻ ngồi học cần đúng tư thế như để vở nghiêng khoảng 25 độ so với cạnh bàn, bố trí đèn bên tay không cầm viết, sử dụng bàn kế rời nhau, kích thước phù hợp với tầm vóc trẻ. Tư thế ngồi học của trẻ đầu và cổ hơi ngả về trước nhưng lưng thẳng, để hai tay ngay ngắn trên mặt bàn, chân và đùi tạo thành góc 90 độ.
Không nên để trẻ ngồi cong vẹo lưng sang 1 bên trái hoặc bên phải, ngồi cong lưng, đầu cúi thấp, khoảng cách giữa mắt và sách vở quá gần. Ngoài ra, nơi học tập của trẻ cũng phải đủ ánh sáng, cân bằng thời gian học tập và thư giãn. Hằng ngày, trẻ cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm. Ưu tiên bổ sung nhiều canxi và vitamin D.
Cha mẹ và thầy cô giáo cần phối hợp chặt chẽ nhắc nhở và điều chỉnh khi trẻ ngồi không đúng tư thế. Trẻ cần tăng cường hoạt động thể lực, lao động phù hợp với lứa tuổi, tránh lao động nặng. Khi đeo cặp, trẻ cần đeo đều 2 bên. Ngoài ra, trẻ nên được khám phát hiện bệnh lý cột sống định kỳ để có thể xử trí và phòng ngừa kịp thời.
Nhóm 'Bông hồng đen' lấy máu học sinh ở Hải Phòng bằng cách nào?Nhóm "Bông hồng đen" sử dụng sinh phẩm test nhanh lấy máu đầu ngón tay khi xét nghiệm sàng lọc HIV cho khách hàng, trong đó có các học sinh.