Theìsaoholâukhôngkhỏkq lenso PGS.TS.BS Chu Thị Hạnh, Trưởng khoa Hô hấp BVĐK Tâm Anh Hà Nội, ho là một phản ứng bảo vệ của cơ thể nhằm loại bỏ chất gây kích ứng tại cổ họng, tống dị vật ra ngoài. Với cơ chế này, cơ ho có lợi. Tuy nhiên nếu ho kéo dài quá 2 tuần có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm.
Bệnh hen suyễn
Thời tiết miền Bắc đang chớm đông, trời trở lạnh đột ngột khiến cơ thể chưa kịp thích nghi có thể làm khởi phát hen suyễn. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là ho khan dai dẳng, khò khè, khó thở, nặng ngực không thuyên giảm khi dùng thuốc điều trị thông thường. Mặt khác một số người sau nhiễm Covid-19 cũng có thể khởi phát hen dưới dạng ho kéo dài.
PGS Hạnh khuyến cáo người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp để chẩn đoán xác định bệnh. Nếu đúng là hen suyễn, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc điều trị hen suyễn chẳng hạn corticoid dạng hít, thuốc giãn phế quản...
Ung thư phổi
Khoảng 70% người mắc ung thư phổi có triệu chứng ho kéo dài. Cơn ho thường kèm theo khạc đờm màu hồng (lờ lờ máu cá) hoặc nâu, khàn tiếng, tức ngực, đau khi nuốt. Tuy nhiên đây cũng là những triệu chứng dễ bỏ sót do có thể gặp ở hầu hết bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Để kiểm tra, người bệnh cần đi khám, thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như chụp X-quang, cắt lớp vi tính, nội soi phế quản... đặc biệt ở những người hút thuốc hoặc tiếp xúc lâu ngày với khói thuốc.
评论专区