Tựa núi, núi sập_kqbd hạng nhất anh
Sách phong thủy cũng viết,ựanúinúisậkqbd hạng nhất anh thế tựa vào núi sẽ giúp công trình có điểm "chống lưng" vững chãi; còn hướng mặt trước, tốt nhất là có sông ngòi, kênh rạch.
Nhưng phần vì do địa hình ở một số nơi không cho phép có lựa chọn khác, phần vì do hiểu và áp dụng kinh nghiệm phong thủy máy móc, sai cách, nhiều công trình lại xây sát vào núi, nằm ngay dưới chân núi, khiến địa thế này có thể gây ra thảm họa.
Do hoạt động địa chất, núi của Việt Nam hầu hết là núi trẻ có độ dốc lớn. Việt Nam có cả núi đá (như ở Mèo Vạc, Đồng Văn) và núi đất có thể canh tác (như ở Hoàng Su Phì, Xín Mần). Cả hai loại này đều dễ sạt lở và gây nguy hiểm cho các công trình ở sườn dốc cũng như trên đất bằng gần chân dốc.
Trước hết nói về núi đá. Do hoạt động địa chất đẩy lên và trọng lực lớn kéo xuống, trong thân núi có thể đã có vết nứt. Điều kiện thời tiết thay đổi và rễ một số loại cây đâm sâu có thể còn làm đá nứt thêm. Khi mưa xuống, nước lấp đầy các khe nứt này tạo thêm áp suất đẩy ngang, gây sạt trượt (planar slide) hoặc đổ (toppling). Đất canh tác trên núi thường là loại đất sét. Đất này khi ẩm có độ dính cao, tuy nhiên khi bão hòa nước thì nát ra như bùn nhão và mất sức kháng cắt. Vì vậy hiểm họa sạt lở đất của Việt Nam là cao. Những vụ việc sạt lở đất ở Hà Giang thời gian qua là một minh chứng.
Thông thường, đất đá không sạt trượt trong một lần. Khối đất đá đã đứt gãy và di chuyển, nhưng bị trở ngại hình học từ các khối bên cạnh khiến cho quá trình sạt trượt chia thành nhiều bước nhỏ. Đôi khi sẽ có một phần sạt trước. Khi toàn bộ trở ngại bị loại bỏ, cả khối sẽ lao xuống, khiến nhiều người cho rằng đây là diễn biến tức thời chứ không phải một quá trình. Thực tế sạt trượt của đá có thể kéo dài từ vài ngày tới nhiều năm. Còn đất thì có thể ngắn hơn, khoảng vài giờ tới nhiều ngày.
Ảnh chụp khu homestay Tà Xùa đổ sập cho thấy phần sườn dốc phía sau đã bị sạt lở. Hai dấu hiệu dễ nhận nhất là nguyên một mặt trượt phía trái ảnh đã lộ ra với màu đất khác. Đất nguyên gốc đã trượt xuống dưới chân dốc nhỏ. Còn bên phải ảnh là nhiều lớp đất đá đã di chuyển. Việc đất bên trái và bên phải có hai màu khác nhau còn cho thấy đất đá đã bị sạt hai lần. Đây là tín hiệu báo trước cho một vụ sạt lở lớn hơn.