Vợ chồng tôi kết hôn được 7 năm. Sau đám cưới,ốchồngđicấpcứupháthiệnbệnhhiểmnghèoanhemtỵnhauđóngviệnphínhận định kèo nhà cái đêm nay chúng tôi vẫn làm việc ở Hà Nội. Làm được 2 năm, công việc bấp bênh, lương thấp khiến cuộc sống của chúng tôi ở thành phố trở nên khó khăn.
Gần ngày sinh bé đầu lòng, chúng tôi quyết định chuyển hẳn về quê để được gần bố mẹ hai bên. Đó cũng là mốc thời gian đánh dấu tôi chính thức sống chung với bố mẹ chồng.
Bố mẹ chồng có 3 người con trai đều đã kết hôn. Chồng tôi là con trưởng nên sống chung với bố mẹ. Vợ chồng 2 em trai sống ở gần đó, cách nhau vài km.
Bố mẹ chồng rất tâm lý và hiểu biết. Dĩ nhiên, việc sống chung cũng không thiếu những mâu thuẫn nhỏ giữa vợ chồng hay giữa mẹ chồng và nàng dâu. Nhưng gia đình tôi luôn biết dung hòa mọi chuyện.
Mỗi khi vợ chồng tôi lời qua tiếng lại, hay mẹ chồng và tôi không nhất trí về điều gì, bố chồng lại là người đứng ra làm dịu không khí. Tôi luôn cảm thấy may mắn khi có một người bố chồng tuyệt vời như vậy.
Tôi làm việc tại ngân hàng, thường về muộn. Hình ảnh tôi nhớ mãi là những buổi tối, bố chồng ngồi ở chiếc ghế ngoài phòng khách xem tivi nhưng vẫn hướng mắt ra cửa, chờ tôi về.
"Nay con về muộn thế, vào ăn cơm không đói", câu hỏi của bố luôn làm tôi thấy ấm lòng.
Tuy nhiên, sóng gió ập đến khi bố chồng phát hiện bị ung thư sau một lần đi cấp cứu.
Từ ngày ông đi viện, mọi việc trong nhà xáo trộn. Mấy anh chị em chúng tôi phân công nhau túc trực trông ông. Thêm một vấn đề nan giải nữa là viện phí. Số tiền khám chữa bệnh cho ông không hề nhỏ.
Tôi nói với chồng, mình là anh cả nên đứng ra làm trụ cột, cũng như quản lý tiền nong. Trước mắt, anh chịu trách nhiệm ứng tiền cho bố đi viện, ai đóng góp thêm thì ghi lại. Sau này, hết bao nhiêu viện phí sẽ chia 3.
Cả nhà chúng tôi có một buổi gặp mặt để nói rõ mọi chuyện. Hầu hết mọi người đều đồng ý, mẹ chồng cũng xin đóng góp. Tuy nhiên, em dâu út của tôi bất ngờ buông ra lời chua chát.
"Các bác có công ăn việc làm, kiếm được nhiều tiền thì lo hết cho ông đi. Sao phải chia ra làm gì, vợ chồng em còn nợ nần nhiều lắm, không biết góp được bao nhiêu", em nói.
Khoảnh khắc này tôi như chết lặng. Thực sự, hai vợ chồng em không hề khó khăn như vậy. Vợ chồng em có một cửa hàng chuyên phục vụ đồ ăn hỏi, lễ cưới. Em trai chồng rất khéo tay nên làm được mọi việc từ cắm hoa đến cả tỉa quả, trang trí rồng phượng.
Kinh doanh buôn bán thì nợ nần cũng là chuyện bình thường. Bao năm qua, họ cũng dành dụm được phần nào, chẳng qua là keo kiệt, lòng dạ ích kỷ, không muốn đóng góp tiền viện phí cho bố chồng.
Sau câu nói của em, mọi người lời ra tiếng vào. Chồng tôi nóng mặt, đưa ra quyết định: "Đã vậy, viện phí sẽ do hai anh lo, vợ chồng em không phải bận tâm nữa. Vợ chồng em cũng không phải chăm bố nữa, lên thăm cho ông vui thì được".
Nhìn anh em trong nhà mất đoàn kết khiến tôi đau lòng. Hôm sau, lên chăm bố, nhìn ông tiều tuỵ, nằm bẹp trên giường đau đớn, tôi không kìm nổi nước mắt.
Tôi ước gì đó chỉ là một cơn ác mộng và mong được thấy bố bước xuống giường, tự bước đi với nụ cười tươi tắn.
Nếu cần đánh đổi bất cứ điều gì để kéo dài thêm thời gian của bố, tôi cũng sẵn sàng làm. Được làm con dâu của bố là một may mắn lớn trong cuộc đời tôi.
Độc giả giấu tên